Đề bài
a) Hãy điền kiến thức vào bảng để so sánh giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam.
Giống nhau | Khác nhau |
b) Hãy điền vào bảng kiến thức về thành tích của ta trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ (1965 - 1968).
Đấu tranh quân sự | Đấu tranh chính trị |
c) Hãy nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của các thắng lợi quân sự:
- Trận Vạn Tường (8-1965):
- Hai mùa khô (1965 - 1966; 1966 - 1967):
- Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968):
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Xem lại mục
I. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ (1965 - 1968)
Lời giải chi tiết
a)
Giống nhau | Khác nhau |
- Đều là những loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ. - Được tiến hành dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ, dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ. - Mục tiêu: biến miền Nam Việt Nam trở thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ. | - Về lực lượng nòng cốt: + “Chiến tranh đặc biệt”: được tiến hành bằng lực lượng của đội quân tay sai là chủ yếu. + “Chiến tranh cục bộ”: được tiến hành bằng lực lượng quân đội Mĩ, quân một số nước Đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn. |
b)
Đấu tranh quân sự | Đấu tranh chính trị |
- 1965, chiến thắng ở Núi Thành (Quảng Nam) và Vạn Tường (Quảng Ngãi). - Thắng lợi trong hai mùa khô: 1965-1966; 1966-1967. - 1968, Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân. | - Ở nông thôn: nhân dân đứng lên đấu tranh chống ách kìm kẹp của địch, phá từng mảng “ấp chiến lược”. - Ở thành thị: công nhân, học sinh, sinh viên, phật tử, binh sĩ,… đấu tranh đòi Mĩ rút về nước, đòi tự do dân chủ. - Uy tín của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam được nâng cao trên trường quốc tế. |
c)
- Trận Vạn Tường (8-1965): mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng Ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam; Mở ra khả năng ta có thể đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ.
- Hai mùa khô (1965 - 1966; 1966 - 1967): Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch; Tiếp tục chứng minh khả năng chiến thắng chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ.
- Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968):
+ Làm lung lay ý chí xâm lược của Mĩ.
+ Buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược (tức thừa nhận sự thất bại của “Chiến tranh cục bộ”).
+ Chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc, chấp nhận đàm phán ở Pa-ri để bàn về chấm dứt chiến tranh.
PHẦN SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
PHẦN HAI. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY
Đề thi vào 10 môn Văn Phú Yên
Bài 27
DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ