Câu 1
Hãy nêu các ví dụ về sự hợp tác quốc tế trong vấn đề bảo vệ môi trường, chống đói nghèo, phòng chống HIV/AIDS, đấu tranh chống khủng bố,...
Giải chi tiết:
- Hợp tác trong lĩnh vực môi trường. Nhằm giúp Việt Nam cải thiện môi trường, hình thành ngành công nghiệp môi trường và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) đã phối hợp với Hội Môi trường Đô thị Việt Nam (VUREA) thực hiện “Chương trình hợp tác, đề cử chuyên gia kĩ thuật sang hướng dẫn, đào tạo cho các công ti thành viên của Hội, thu gom, vận chuyển, quản lí và xử lí chất thải”.
- Hợp tác xoá đói giảm nghèo. Ngày 25/3/2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Bộ trưởng Cao Đức Phát và Bộ trưởng Phát triển nông thôn và Xoá đói giảm nghèo Lào, ngài Onneưa Phommachan đã có buổi hội đàm nhằm thúc đẩy các chương trình hợp tác trong công tác xoá đói giảm nghèo của hai nước.
- Hợp tác phòng chống HIV/AIDS. Ngày 7/6/2006 tại Hà Nội, Đại sứ quán Mĩ và Bộ Y tế Việt Nam đã công bố Kế hoạch hoạt động quốc gia 2006 của Mĩ nhằm trợ giúp Việt Nam trong công tác phòng ngừa HIV/AIDS, điều trị và chăm sóc người nhiễm HIV.
- Hợp tác về lĩnh vực an ninh - quân sự: Trong chuyến thăm Việt Nam, chiều 4 - 12 - 2007, Đại sứ Stephen D. Mull, Trợ lý Ngoại trưởng Mi phụ trách vấn đề chính trị - quân sự đã có cuộc gặp gỡ báo chí, khẳng định triển vọng hợp tác an ninh - quân sự hai nước rất tươi sáng. Trong thời gian làm việc ở Việt Nam, Đại sứ Mull đã gặp Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công an. Hai bên đã cùng thảo luận về môi quan hệ trong lĩnh vực an ninh. Phía Mĩ chủ trương tăng cường sự trợ giúp cho quân đội và công an Việt Nam về khả năng cứu trợ nhân đạo và đối phó với thảm hoạ. Hai nước cũng tăng cường hợp tác trong lĩnh vực chống khủng bố và phổ biến vũ khí hạt nhân.
Câu 2
Em đã hợp tác với bạn bè và mọi người trong công việc chung như thế nào ? Sự hợp tác đó đã mang lại kết quả gì ? Em dự kiến sẽ làm gì để hợp tác với bạn bè và mọi người được tốt hơn ?
Giải chi tiết:
- Em đã hợp tác với bạn bè trong công việc chung thông qua:
+ Sự quan tâm, giúp đỡ nhau trong học tập cũng như sinh hoạt
+ Tôn trọng và học hỏi những điều tốt lẫn nhau
+ Trao đổi phương pháp học tập
+ Không ghen ghét, đố kị lẫn nhau
- Sự hợp tác đó đã giúp cho tình bạn thêm ngày càng gắn bó thân thiết hơn, học tập ngày càng tiến bộ hơn.
- Dự kiến, để hợp tác bới bạn bè và mọi người được tốt hơn, em sẽ cố gắng mở lòng mình để mọi người đểu cảm thấy thoải mái khi tiếp xúc, tìm hiểu tính cách của mỗi người để có thể hợp tác tốt hơn…
Câu 3
Em hãy tìm hiểu và giới thiệu về những tấm gương hợp tác tốt của các bạn trong lớp, trong trường, ở địa phương.
Giải chi tiết:
Ví dụ: Cô Huệ là bí thư đoàn trường. Cô luôn là người đầu tiên xung phong tham gia các hoạt động đoàn trường. Ngoài việc thực hiện tốt các công tác đoàn ở trường, cô còn chủ động liên hệ với đoàn xã địa phương, bí thư các trường khác để tổ chức các hoạt động lành mạnh, bổ ích cho thanh niên. Trong lần tổng kết sinh hoạt công tác đoàn năm 2016, cô được tuyên dương và tặng bằng khen khi đạt thành tích trong phòng trào đoàn.
Câu 4
Hãy tìm hiểu và giới thiệu với bạn bè trong tổ, trong lớp về một công trình hợp tác quốc tế ở địa phương em hoặc của nước ta.
Giải chi tiết:
Dự án hầm Hải Vân - bước ngoặt quan trọng trong hợp tác Việt - Nhật: Hầm Hải Vân là hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á, xuyên qua đèo Hải Vân, nối liền tỉnh Thừa Thiên - Huế với thành phố Đà Nẵng ở miền Trung Việt Nam.
Dự án xây dựng Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân được Thủ tướng phê duyệt đầu tư tại Quyết định sô' 905/QĐ-TTg ngày 30/9/1998, được khởi công ngày 27/8/2000 và chính thức bước vào xây dựng tháng 10/2000. Dự án được chia làm 10 gói thầu: 1 gói thầu tư vấn, 5 gói thầu xây dựng và 4 gói thầu cung cấp lắp đặt thiết bị phục vụ vận hành và khai thác đường hầm. Dự án được đầu tư bằng nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản thông qua Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam do Ban Quản lí dự án 85 thuộc Bộ Giao thông Vận tải làm đại diện chủ đầu tư.
- Đường hầm chính: dài 6.280m, rộng 10m, độ cao xe cho phép đi qua là 7,5m.
- Đường hầm thoát hiểm: dài 6.280m, rộng 4,7m, cao 3,8m.
- Đường hầm thông gió: dài 1.810m, rộng 8,2m, cao 5,3m.
Để bảo đảm an toàn giao thông và ứng phó với các tình huống khẩn cấp, trong hầm được trang bị các hệ thống: đèn chiếu sáng, thông gió, báo cháy và chữa cháy, điện thoại khẩn cấp, phát thanh radio, camera quan sát (52 cái) cũng như hệ thống giám sát và điều khiển giao thông.
Công trình còn chứa hầm lọc bụi tĩnh điện dài 153m, rộng 10,2m, cao 6,7m.
Thể tích đất đá phải đào khi xây hầm là 600.000m3
Nhờ hệ thống trang thiết bị hiện đại, mọi hoạt động trong Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân đều được truyền dẫn phản ánh về văn phòng trung tâm để phân tích và xử lí. Các hoạt động của toàn bộ hệ thống thiết bị trong hầm được điều khiển qua hệ thống mạng máy tính với các chương trình được lập và cài đặt sẵn để đảm bảo an toàn và tiết kiệm năng lượng.
Dự án này đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự hỗ trợ phát triển của Nhật Bản đối với Việt Nam. Sau khi hoàn thành, hầm đường bộ đèo Hải Vân sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động công nghiệp và thương mại của Việt Nam, kể cả các nước láng giềng, bởi nó là phần quan trọng nhất của hành lang kinh tế Đông Tây!
Ngày 05 - 6 - 2005, công trình Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân được chính thức khánh thành, trở thành hầm đường bộ dài nhất khu vực Đông Nam Á và cũng là một trong 30 hầm lớn và hiện đại nhất thế giới tính đến thời điểm đó. Công trình sau khi hoàn thành sẽ rút ngắn quãng đường chạy xe từ 22km (nếu qua đèo Hải Vân) xuống còn 12km (nếu chạy qua hầm).
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 9
Bài 4
Đề kiểm tra 1 tiết - Chương 9 - Sinh 9
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 9
PHẦN 2. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY