Bài 6. Đất nước nhiều đồi núi
Bài 7. Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo)
Bài 8. Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
Bài 9. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Bài 10. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo)
Bài 11. Thiên nhiên phân hóa đa dạng
Bài 12. Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tiếp theo)
Đề bài
Dựa vào bảng số liệu sau:
(Đơn vị: mm)
- Điểm giống nhau của 3 địa điểm trên về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm: ...............................
- Sắp xếp theo thứ tự nhỏ dần về lượng mưa, lượng bốc hơi, cân bằng ẩm của 3 địa điểm trên và giải thích sự khác biệt:
+ Về lượng mưa: ....................................
+ Về lượng bốc hơi: ................................
+ Về cân bằng ẩm: .................................
Phương pháp giải - Xem chi tiết
KĨ năng nhận xét và giải thích bảng số liệu.
Lời giải chi tiết
- Điểm giống nhau của 3 địa điểm trên về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm:
+ Lượng mưa đều lớn, đạt chỉ tiêu khu vực nhiệt đới ẩm, đạt trên 1600mm
+ Lượng bốc hơi đều tương đối lớn, đạt trên 900mm
+ Cân bằng ẩm đều dương
- Sắp xếp theo thứ tự nhỏ dần về lượng mưa, lượng bốc hơi, cân bằng ẩm của 3 địa điểm trên và giải thích sự khác biệt:
+ Về lượng mưa:
Huế có lượng mưa lớn nhất do nằm ở sườn đón gió mùa Đông Bắc, gió Tín phong Bắc bán cầu qua biển, chịu ảnh hưởng mạnh của bão, dải hội tụ nhiệt đới,…
TP. Hồ Chí Minh có lượng mưa lớn thứ hai do đón trực tiếp gió mùa mùa hạ ở cả hai nguồn gốc: gió từ Bắc Ấn Độ Dương và gió Tín phong NBC vượt xích đạo và chịu ảnh hưởng dải hội tụ nhiệt đới dài ngày cả ở đầu mùa và cuối mùa hạ.
Hà Nội có lượng mưa ít do chịu tác động của gió mùa Đông Bắc mạnh nên có mùa đông lạnh, ít mưa làm lượng mưa cả năm thấp hơn Huế và TP. Hồ Chí Minh.
+ Về lượng bốc hơi:
TP. Hồ Chí Minh có lượng bốc hơi cao nhất do quanh năm chịu tác động của khối không khí nóng, đặc biệt vào tháng XI-IV năm sau chịu tác động của gió Tín phong Bắc bán cầu (nóng, khô); càng gần xích đạo góc nhập xạ tăng, lượng nhiệt nhận được lớn và làm bốc hơi tăng mạnh…
Huế và Hà Nội đều có thời gian chịu tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc (lạnh, khô) nên nhiệt độ thấp, bốc hơi ít hơn.
+ Về cân bằng ẩm:
Huế có cân bằng ẩm cao nhất do lượng mưa lớn nhất và lượng bốc hơi nhỏ nhất.
Hà Nội có cân bằng ẩm cao thứ hai mặc dù lượng mưa thấp nhưng lượng bốc hơi lại nhỏ.
TP.Hồ Chí Minh có cân bằng ẩm nhỏ nhất mặc dù lượng mưa lớn nhưng lượng bốc hơi lại rất lớn.