Bài 6. Đất nước nhiều đồi núi
Bài 7. Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo)
Bài 8. Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
Bài 9. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Bài 10. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo)
Bài 11. Thiên nhiên phân hóa đa dạng
Bài 12. Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tiếp theo)
Đề bài
Hãy chứng minh sự tương phản về địa hình của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Xem lại kiến thức các miền tự nhiên
Lời giải chi tiết
Sự tương phản về địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ được thể hiện:
- Sự tương phản về địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ được thể hiện rõ rệt nhất giữa hai sườn Đông- Tây của Trường Sơn Nam.
+ Trong khu vùng núi Trường Sơn Nam ở phía đông gồm các khối núi và cao nguyên cao, đồ sộ như khối núi Kon Tum, khối núi cực Nam Trung Nộ. Địa hình với những đỉnh cao trên 2000m nghiêng dần về phía đông, sườn dốc chênh vênh bên dải đồng bằng hẹp ven biển.
+ Tương phản với địa hình núi ở phía đông là các bề mặt cao nguyên badan Playku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Di Linh tương đối bằng phẳng, có các bậc độ cao khoảng 500-800-1000m và các bán bình nguyên xen đồi ở phía tây, tạo nên sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn Đông- Tây của vùng Trường Sơn Nam
- Ngoài ra sự tương phản về địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ được thể hiện rõ giữa vùng đồi núi, cao nguyên cao, đồ sộ ở phía Bắc và vùng đồng bằng châu thổ Nam Bộ thấp phẳng ở phía nam.
Đề kiểm tra giữa học kì 2
CHƯƠNG VII. HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ
Unit 16. The Association of Southeast Asian Nations
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 12
Bài 29. Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp