41-1
Một dung dịch nóng trong đó có 100 gam KCl tan trong 250 g H2O. Làm lạnh dung dịch đến 200C (biết độ tan của KCl trong nước ở 200C là 34g). Khi đó, dung dịch sẽ
A. Có khả năng hòa tan tiếp KCl
B. Không có khả năng hòa tan tiếp KCl
C. Có khả năng hòa tan tiếp KCl và có một lượng muối KCl kết tinh trở lại
D. Không có khả năng hòa tan tiếp KCl và có một lượng muối KCl kết tinh trở lại
Phương pháp giải:
Xem lại lí thuyết về độ tan S Tại đây
Lời giải chi tiết:
Biết rằng, ở 20°C, 100 g nước hoà tan được 34 g KCl.
Vậy, ở 20°C, 250 g nước hoà tan được : (34×250)/100= 85 (g) KCl
Khi hạ nhiệt độ của dung dịch KCl xuống 20°c, ta có những kết quả :
a) Khối lượng KCl tan trong dung dịch là 85 g.
b) Khối lượng KCl tách ra khỏi dung dịch là :
mKCl=100− 85= 15(g)
Vậy khi đó, dung dịch sẽ có khả năng hòa tan tiếp KCl và có một lượng muối KCl kết tinh trở lại
Đáp án C
41-2
Biết độ tan trong nước của NaCl ở 250C là 36 gam. Khối lượng NaCl tối đa có thể hòa tan trong 250 ml nước (DH2O = 1) ở 250C là
A. 9g B. 18g C. 90g D. 360g
Phương pháp giải:
Xem lại lí thuyết về độ tan S Tại đây
Lời giải chi tiết:
mH2O= D.V = 1. 250 = 250g
100 g H2O hòa tan 36 g NaCl
250 g H2O hòa tan x g NaCl
x= (250. 36): 100 = 90 g
Đáp án C
41-3
Hòa tan hoàn toàn 55 g NaNO3 vào 500ml nước ở 500C. Hạ nhiệt độ dung dịch tới 200C (biết độ tan của NaNO3 trong nước ở 200C là 88g) thì:
A. Được dung dịch bão hòa
B. Được dung dịch chưa bão hòa
C. Có 11 g NaNO3 tách ra khỏi dung dịch
D. Có một lượng muối tách ra khỏi dung dịch mà không xác định được khối lượng
Phương pháp giải:
Xem lại lí thuyết về độ tan S Tại đây
Lời giải chi tiết:
Biết rằng, ở 20°C, 100 g nước hoà tan được 88g NaNO3
Vậy, ở 20°C, 500 g nước hoà tan được : (500×88)/100= 440 (g) NaNO3
Vậy ta thu được dung dịch chưa bão hòa
Đáp án B
CHƯƠNG VI: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
CHƯƠNG 1: CƠ HỌC
Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
Bài 8. Lập kế hoạch chi tiêu
ĐỊA LÍ VIỆT NAM