4.2
4.2
Có thể dùng các cụm từ sau đây để nói về nguyên tử :
A.Vô cùng nhỏ
B. Trung hoà về điện
C. Tạo ra các chất
D. Không chia nhỏ hơn trong phản ứng hoá học( 1 )
Hãy chọn cụm từ phù hợp (A, B, C hay D ?) với phần còn trống trong câu :
"Nguyên tử là hạt ............ , vì số electron có trong nguyên tử bằng đúng số
proton trong hạt nhân".
Lời giải chi tiết:
Cụm từ B. (Mỗi electron mang điện tích (-), mỗi proton mang điện tích (+) nên về số trị : tổng điện tích âm bằng tổng điện tích dương.)
4.3
4.3
Cho biết sơ đồ một số nguyên tử sau :
Hãy chỉ ra số proton trong hạt nhân, số electron trong nguyên tử, số lớp electron và số electron lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử.
Lời giải chi tiết:
(Lập bảng như trong SGK)
Nguyên tử | Số p trong hạt nhân | Số e trong nguyên tử | Số lớp electron | Sô e lớp ngoài cùng |
Nitơ | 7 | 7 | 2 | 5 |
Neon | 10 | 10 | 2 | 8 |
Silic | 14 | 14 | 3 | 4 |
Kali | 19 | 19 | 4 | 1 |
4.4
4.4
Theo sơ đồ một số nguyên tử ở bài tập 4.3, hãy chỉ ra :
a) Mỗi nguyên tử có mấy lớp electron.
b) Những nguyên tử nào có cùng một số lớp electron.
c) Nguyên tử nào có số lớp electron như nguyên tử natri (xem sơ đồ trong bài 4 - SGK)
Lời giải chi tiết:
a) Nguyên tử Số lớp electron
Nitơ 2
Neon 2
Silic 3
Kali 4
b) Nguyên tử nitơ và nguyên tử neon cùng có hai lớp electron.
c) Nguyên tử silic có ba lớp electron như nguyên tử natri.
Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác
Presentation skills
PHẦN ĐẠI SỐ - SBT TOÁN 8 TẬP 2
Bài 2. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc
Tải 10 đề kiểm tra 1 tiết - Chương 2