Đề bài
Nung hỗn hợp gồm 5,6 gam sắt và 1,6 gam lưu huỳnh trong môi trường không có không khí. Sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn A. Cho dung dịch HCl 1M phản ứng vừa đủ với A thu đuợc hỗn hợp khí B.
a) Hãy viết các phương trình hoá học.
b) Tính thể tích dung dịch HCl 1M đã tham gia phản ứng.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
- Tính số mol của sắt và lưu huỳnh.
- Viết phương trình hóa học: Fe + S \( \xrightarrow[]{t^{0}}\) FeS
So sánh: nFe/1 và nS/1, tỉ số nào nhỏ hơn thì lượng chất được tính theo chất đó.
- Đặt số mol vào PTHH, tính toán theo PTHH.
Lời giải chi tiết
a) Số mol sắt: nFe = \( \frac{5,6}{56}\) = 0,1 mol. Số mol lưu huỳnh ns = \( \frac{1,6}{32}\) = 0,05 mol.
Phương trình hoá học: Fe + S \( \xrightarrow[]{t^{0}}\) FeS.
So sánh số mol sắt và số mol lưu huỳnh: Do nFe/1=0,1 mol > nS/1=0,05 mol nên lượng chất tính theo S.
Vậy sau phản ứng còn dư: 0,05 mol sắt
Hỗn hợp A gồm các chất: FeS và Fe dư
Phương trình hóa học của phản ứng giữa A và dung dịch HCl
FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S (2)
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (3)
b) Dựa vào các phương trình hóa học (2) và (3):
nHCl = 0,1 + 0,1 = 0,2 mol.
VddHCl = \( \frac{n}{C_{M}}\) = \( \frac{0,2}{1}\) = 0,2 lít.
PHẦN HAI. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY
Tổng hợp 50 đề thi vào 10 môn Toán
Bài 15: Vì phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân
Bài 31
PHẦN MỘT. LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY