B- LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY
B- LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY

Đề kiểm tra học kì 1 SBT sử 9

Đề bài

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân Pháp đầu tư nhiều nhất vào ngành

A. Nông nghiệp, khai mỏ

B. Công nghiệp nhẹ, nông nghiệp

C. Công nghiệp nặng, giao thông vận tải

D. Giao thông vận tải, nông nghiệp, khai mỏ

2. Do tác động của chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam phân hóa thành các giai cấp là

A. Địa chủ phong kiến, nông dân, công nhân

B. Địa chủ phong kiến, nông dân, tư sản, tiểu tư sản, công nhân

C. Nông dân, tư sản, công nhân

D. Địa chủ phong kiến, nông dân, tư sản dân tộc, công nhân

3. Mâu thuẫn cơ bản nhất trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. giữa vô sản với tư sản

B. giữa tư sản dân tộc với tư sản Pháp

C. giữa nông dân với địa chủ phong kiến

D. giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và phong kiến tay sai

4. Phong trào cách mạng thế giới nói chung và cách mạng Việt Nam nói riêng sau chiến tranh chịu tác động sâu sắc nhất bởi sự kiện

A. Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga.

B. Cao trào cách mạng ở các nước Châu Âu trong những năm 1918 - 1923.

C. Phong trào cách mạng ở Trung Quốc.

D. Phong trào giải phóng dân tộc dâng cao ở Châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

5. Một sự kiện xảy ra vào tháng 6-1924, được đánh giá là sự mở màn cho thời đại đấu tranh mới của dân tộc, như “ chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân” đó là

A. Phong trào đòi thả Phan Bội Châu và đám tang Phan Châu Trinh

B. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái tại Sa Diện (Quảng Châu, Trung Quốc)

C. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (Sài Gòn)

D. Phong trào “chấn hưng nội hoá, bại trừ ngoại hoá” của giai cấp tư sản.

6. Sự kiện nổi bật nhât, đánh dấu bước tiến trong phong trào đấu tranh của công nhân những năm 1919 - 1925 là

A. Công nhân Sài Gòn Chợ Lớn thành lập Công Hội Đỏ (bí mật)

B. Cuộc đấu tranh đòi nghỉ làm việc ngày chủ nhật có lương của công nhân viện chức các sở công thương của tư bản Pháp ở Bắc Kì

C. Những cuộc bãi công của công nhân các nhà máy dệt, rượu,... ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương,...

D. Cuộc bãi công của thợ máy Ba Son

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1. Trình bày sự phát triển của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Nêu nguyên nhân làm cho địa vị kinh tế Mĩ bị suy giảm?

Câu 2. Hãy phân tích sự phân hóa giai cấp xã hội Việt Nam do tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai và thái độ cách mạng của từng giai cấp?

Câu 3. Căn cứ vào đâu để khẳng định phong trào công nhân nước ta phát triển lên một bước cao hơn sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

Lời giải chi tiết

1. Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân Pháp đầu tư nhiều nhất vào ngành

A. Nông nghiệp, khai mỏ

B. Công nghiệp nhẹ, nông nghiệp

C. Công nghiệp nặng, giao thông vận tải

D. Giao thông vận tải, nông nghiệp, khai mỏ

Phương pháp: Xem lại mục 

1. Chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp

Lời giải:

Pháp tăng cường đầu tư vào Việt Nam, bỏ vốn nhiều nhất vào nông nghiệp và khai mỏ.

Chọn A

2. Do tác động của chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam phân hóa thành các giai cấp là

A. Địa chủ phong kiến, nông dân, công nhân

B. Địa chủ phong kiến, nông dân, tư sản, tiểu tư sản, công nhân

C. Nông dân, tư sản, công nhân

D. Địa chủ phong kiến, nông dân, tư sản dân tộc, công nhân

Phương pháp: Xem lại mục 

3. Xã hội Việt Nam phân hóa

Lời giải:

Do tác động của chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam phân hoá thành các giai cấp là địa chủ phong kiến, nông dân, tư sản, tiểu tư sản, công nhân.

Chọn B

3. Mâu thuẫn cơ bản nhất trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. giữa vô sản với tư sản

B. giữa tư sản dân tộc với tư sản Pháp

C. giữa nông dân với địa chủ phong kiến

D. giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và phong kiến tay sai

Phương pháp: Xem lại mục 

3. Xã hội Việt Nam phân hóa

Lời giải:

Mâu thuẫn cơ bản nhất trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và phong kiến tay sai.

Chọn D

4. Phong trào cách mạng thế giới nói chung và cách mạng Việt Nam nói riêng sau chiến tranh chịu tác động sâu sắc nhất bởi sự kiện

A. Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga.

B. Cao trào cách mạng ở các nước Châu Âu trong những năm 1918 - 1923.

C. Phong trào cách mạng ở Trung Quốc.

D. Phong trào giải phóng dân tộc dâng cao ở Châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

Phương pháp: Xem lại mục 

1. Ảnh hưởng của cách mạng tháng mười Nga và phong trào cách mạng thế giới

Lời giải:

Cách mạng tháng Mười Nga thành công (1917) đã thức tỉnh nhân dân Việt Nam, làm cho phong trào giải phóng dân tộc và phong trào công nhân các nuớc tư bản gắn bó với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.

Chọn A

5. Một sự kiện xảy ra vào tháng 6-1924, được đánh giá là sự mở màn cho thời đại đấu tranh mới của dân tộc, như “ chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân” đó là

A. Phong trào đòi thả Phan Bội Châu và đám tang Phan Châu Trinh

B. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái tại Sa Diện (Quảng Châu, Trung Quốc)

C. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (Sài Gòn)

D. Phong trào “chấn hưng nội hoá, bại trừ ngoại hoá” của giai cấp tư sản.

Phương pháp: Xem lại mục

 2. Phong trào dân tộc, dân chủ công khai (1919 - 1925)

Lời giải:

Tiếng bom của Phạm Hồng Thái ở Sa Diện (Quảng Châu - Trung Quốc - tháng 6-1924) mở màn cho thời kỳ đấu tranh mới của dân tộc.

Chọn B

6. Sự kiện nổi bật nhât, đánh dấu bước tiến trong phong trào đấu tranh của công nhân những năm 1919 - 1925 là

A. Công nhân Sài Gòn Chợ Lớn thành lập Công Hội Đỏ (bí mật)

B. Cuộc đấu tranh đòi nghỉ làm việc ngày chủ nhật có lương của công nhân viện chức các sở công thương của tư bản Pháp ở Bắc Kì

C. Những cuộc bãi công của công nhân các nhà máy dệt, rượu,... ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương,...

D. Cuộc bãi công của thợ máy Ba Son

Phương pháp: Xem lại mục 

3. Phong trào công nhân (1919 - 1925)

Lời giải:

Đặc biệt là cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son - Sài Gòn (1925). Với cuộc bãi công này giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu đi vào đấu tranh tự giác, đánh dấu một bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam. Giai cấp công nhân nước ta từ đây bước đầu đi vào đấu tranh có tổ chức và có mục đích chính trị rõ ràng.

Chọn D

Phương pháp:

Giải chi tiết:

Lời giải câu 1:

Đề bài:

Trình bày sự phát triển của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Nêu nguyên nhân làm cho địa vị kinh tế Mĩ bị suy giảm?

Phương pháp:

Xem lại mục 

1. Tình hình nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai

Giải chi tiết:

Tình hình kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai:

- Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ bị thiệt hại ít và thu đuợc nhiều lợi nhuận nhất

- Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành nước giàu mạnh nhất trong thế giới tư bản.

- Trong những năm 1945-1950, sản lượng công nghiệp của Mĩ luôn luôn chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp thế giới, 3/4 dự trữ vàng của thế giới, trên 50% tàu thuyền đí lại trên biển là của Mĩ.

- Hai thập kỉ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính giàu mạnh nhất thế giới.

Có nhiều nguyên nhân làm cho địa vị kinh tế của Mĩ bị suy giảm như:

1. Sau khi khôi phục kinh tế, các nước Tây Âu và Nhật Bản đã vươn lên mạnh mẽ và trở thành những trung tâm kinh tế ngày càng cạnh tranh gay gắt với Mĩ.

2. Kinh tế Mĩ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.

3. Do theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới, Mĩ đã phải chi những khoản tiền khổng lồ cho việc chạy đua vũ trang, sản xuất các loại vũ khí hiện đại rất tốn kém, thiết lập hàng nghìn căn cứ quân sự và nhất là tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược.

4. Sự giàu nghèo quá chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội, nhất là ở các nhóm dân cư - tầng lớp lao động bậc thấp, là nguồn gốc gây nên sự không ổn định về kinh tế và xã hội ở Mĩ.

Lời giải câu 2:

Đề bài:

Hãy phân tích sự phân hóa giai cấp xã hội Việt Nam do tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai và thái độ cách mạng của từng giai cấp?

Phương pháp:

Xem lại mục 

3. Xã hội Việt Nam phân hóa

Giải chi tiết:

Do tác động của chính sách khai thác lần thứ hai và chế độ cai trị hà khắc, thủ đoạn chính trị lừa bịp của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam đã phân hoá sâu sắc.

- Giai cấp địa chủ phong kiến:

+ Chiếm nhiều diện tích ruộng đất, được thực dân Pháp ủng hộ nên ra sức bóc lột nông dân.

+ Một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước, tham gia các phong trào yêu nước khi có điều kiện.

- Tầng lớp tư sản: Ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, số lượng ít; phân hoá làm hai bộ phận:

+ Tư sản mại bản: Có quyền lợi gắn chặt với đế quốc nên câu kết chặt chẽ về chính trị với đế quốc.

+ Tư sản dân tộc: Có khuynh hướng kinh doanh độc lập nên có tinh thần dân tộc, dân chủ, nhưng thái độ không kiên định.

Tầng lớp tiểu tư sản:

+ Tăng nhanh về số lượng sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, bị Pháp chèn ép. bạc đãi nên có đời sống bấp bênh.

+ Bộ phận trí thức có tinh thần hăng hái cách mạng.

+ Đó là lực lượng quan trọng của cách mạng dân tộc, dân chủ.

- Giai cấp nông dân:

+ Chiếm hơn 90% số dân, bị đế quốc, phong kiến áp bức bóc lột nặng nề, bị bần cùng hoá và phá sản trên quy mỏ lớn.

+ Đây là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng.

- Giai cấp công nhân:

+ Ra đời từ cuộc khai thác lần thứ nhất của Pháp (trước chiến tranh), và phát triển nhanh trong cuộc khai thác lần thứ hai.

+ Giai cấp công nhân Việt Nam ngay từ khi mới ra đời đã tiếp thu ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới sau chiến tranh, nhất là của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và Cách mạng tháng Mười Nga.

=> Do đó, giai cấp công nhân Việt Nam sớm trở thành một lực lượng chính trị độc lập, đi đầu trên mặt trận chống đế quốc phong kiến, nhanh chóng vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng nước ta.

Lời giải câu 3:

Đề bài:

Căn cứ vào đâu để khẳng định phong trào công nhân nước ta phát triển lên một bước cao hơn sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

Phương pháp:

Xem lại mục 

3. Phong trào công nhân (1919-1925)

Giải chi tiết:

Khẳng định phong trào công nhân nước ta phát triển lên một bước cao hơn sau Chiến tranh thế giới thứ nhất vì:

- Những cuộc đấu tranh của công nhân nổ ra với quy mô lớn từ Bắc chí Nam như:

+ Cuộc đấu tranh của công nhân viên chức các sở công thương của tư bản Pháp ở Bắc Kì vào năm 1922 đòi nghỉ ngày chủ nhật có trả lương.

+ Năm 1924, nhiều cuộc bãi công của công nhân các nhà máy dệt, nhà máy rượu, nhà máy xay xát gạo ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương,… đã nổ ra.

+ Cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son ở cảng Sài Gòn (8/1925).

Mục đích đấu tranh: từ mục tiêu kinh tế (nghỉ ngày chủ nhật có trả lương) cho đến mục đích chính trị (ngăn cản tàu chiến Pháp mang quân sang đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân Trung Quốc).

 Ý thức giai cấp của phong trào công nhân đang phát triển nhanh chóng, chứng tỏ bước phát triển cao hơn của phong trào công nhân sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

 

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved