Đề bài
Câu 1: Tính chất nào của chất trong số các chất sau đây có thể biết được bằng cách quan sát trực tiếp mà không phải dùng dụng cụ đo hay làm thí nghiệm?
A. Màu sắc
B. Tính tan trong nước
C. Khối lượng riêng
D. Nhiệt độ nóng chảy
Câu 2: Trong phản ứng hóa học, hạt vi mô nào được bảo toàn?
A. Hạt phân tử
B. Hạt nguyên tử
C. Cả 2 loại hạt trên
D. Không loại hạt nào
Câu 3: Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo bởi:
A. Proton và electron
B. Notron và electron
C. Proton và notron
D. Proton, notron, và electron
Câu 4: Rượu etylic sôi ở 78,3 độ, nước sôi ở 100 độ. Muốn tách khỏi rượu ra khỏi hỗn hợp nước, ta có thể dùng cách nào sau đây?
A. Lọc
B. Chưng cất ở nhiệt độ 800
C. Bay hơi
D. Không tách được
Câu 5: Phương trình hóa học nào sau đây là đúng?
A. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
B. 3Na + 2H2O → 3NaOH + H2
C. 2Na + H2O → 2NaOH + 2H2
D. 2Na + H2O → 2NaOH + 2H2
Câu 6: Hỗn hợp nào sau đây có thể tách riêng các chất thành phần bằng cách cho vào nước, sau đó khấy kỹ và lọc?
A. Cát trắng và muối ăn
B. Bột than và bột sắt
C. Đường trắng và muối
D. Giấm ăn và rượu
Câu 7: Nguyên tố X có nguyên tử khối bằng 2,5 lần nguyên tử khối của oxi. X là nguyên tố nào sau đây?
A. Ca
B. Na
C. K
D. Fe
Câu 8: Kim loại M tạo ra hidroxit M(OH)3. Phân tử khối của oxit tương ứng bằng 160. Nguyên tử khối của M có giá trị nào sau đây?
A. 24
B. 27
C. 56
D. 64
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Lập phương trình hóa học của các phản ứng có sơ đồ sau:
a, P2O5 + H2O ---> H3PO4
b, Fe(OH)3 + HNO3 ---->Fe(NO3)3 + H2O
c, BaCl2 + Na3PO4 ----> Ba3(PO4)2 + NaCl
d, Al(NO3)3 ----> Al2O3 + NO2 + O2
Câu 2: Hãy tính:
a, Số mol của: 19,2 gam Fe2O3 ; 8,96 lít H2
b, Thể tích của: 0,15 mol khí O2; 0,6 mol CH4
c, Khối lượng của 8,4 lít khí CO2
Câu 3:
3.1 : Cho 5,4 gam Al tác dụng với 19,6 gam axit sunfuric (H2SO4) tạo ra 23,6 gam nhôm sunfat (Al2(SO4)3) và khí hidro
a. Viết phương trình hóa học của phản ứng
b. Viết công thức về khối lượng của các chất trong phản ứng
3.2 : Tính thành phần phần trăm của 2 nguyên tố tùy chọn trong hợp chất FeSO4.
Câu 4:
a. Hãy tìm CTHH của khí X biết rằng trong phân tử khí X có 85,71% C và 14,29% H (theo khối lượng) và tỉ khối hơi của khí X đối với khí oxi bằng 1,75
b, Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít khí X ở đktc trong khí oxi tạo ra khí cacbonic (CO2) và hơi nước (H2O). Tính khối lượng khí cacbonic sinh ra
H = 1; C =12 ; K = 39; O = 16; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Fe = 56; Ba = 137
Lời giải chi tiết
I. TRẮC NGHIỆM
1. A | 2. B | 3. C | 4. B |
5. A | 6. A | 7. A | 8. C |
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Lập phương trình hóa học của các phản ứng có sơ đồ sau:
a, P2O5 + 3H2O →2H3PO4
b, Fe(OH)3 + 3HNO3 → Fe(NO3)3 + 3H2O
c, 3BaCl2 + 2Na3PO4 → Ba3(PO4)2 + 6NaCl
d, 2Al(NO3)3 → Al2O3 + 6NO2 + 3/2 O2
Câu 2:
a, n Fe2O3 = m : M = 19,2 : 160 = 0,12 mol
n H2 = V : 22,4 = 8,96 : 22,4 = 0,4 mol
b, V O2 = n . 22,4 = 0,15 . 22,4 = 3,36 lit
V CH4 = n . 22,4 = 0,6 . 22,4 = 13,44 lit
c, n CO2 = 8,4 : 22,4 = 0,375 mol
=> m CO2 = 0,375 . 44 = 16,5 gam
Câu 3:
3.1 :Ta có phương trình hóa học:
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
m Al + m H2SO4 = m Al2(SO4)3 + m H2
3.2 :
%m Fe = m Fe/ m FeSO4 = 56 : 152 . 100% = 36,84%
%m S = m S / m FeSO4 = 32 : 152 . 100% = 21,05%
Câu 4:
n C : n H = \(\frac{{85,71}}{{12}} = \frac{{14,29}}{1}\) = 1 : 2
=> Chất X có CTPT là: (CH2)n
Khối lượng mol của X là: 32 . 1,75 = 56
=> 14n = 56 => n = 4
Vậy CTPT của X là: C4H8
b, n X = V : 22,4 = 6,72 : 22,4 = 0,3 mol
Ta có phương trình phản ứng:
C4H8 → 4CO2 + 4H2O (1)
(1) 1 mol C4H8 khi bị đốt sinh ra 4 mol CO2
=> 0,3 mol C4H8 khi bị đốt sinh ra x mol CO2
X = 0,3 . 4 = 1,2 mol
m CO2 = 1,2 . 44 = 52,8 gam
Nguồn: Sưu tầm
CHƯƠNG V: TIÊU HÓA
Welcome back
Bài 13:Phòng chống tệ nạn xã hội
Bài 21
Revision (Units 3 - 4)