ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MỚI NHẤT CÓ LỜI GIẢI

Đề thi học kì 1 môn lý lớp 9 năm 2019 - 2020 PGD Hóc Môn

Câu 1: (1,5 điểm)

Điện trở suất của Nikelin, Bạc, Sắt và Đồng lần lượt là: 0,4.106Ωm0,4.106Ωm, 1,6.108Ωm1,6.108Ωm, 12.108Ωm12.108Ωm1,7.108Ωm1,7.108Ωm.

a) Hãy cho biết chất nào dẫn điện tốt nhất? Vì sao?

b) Một dây dẫn tiết diện đều, có chiều dài 12m12m, điện trở R=24ΩR=24Ω và làm bằng Nikelin. Tính tiết diện của dây dẫn này?

Câu 2: (1,5 điểm)

Trong cuộc sống, ta thường gặp những công tắc điện có thể điều chỉnh độ sáng tối của đèn, độ mạnh yếu của quạt, … Thiết bị này gọi là dimmer (như Hình 1) mà bộ phận chính là một biến trở.

 

Hình 1

a. Biến trở là gì? Biến trở có tác dụng gì trong mạch điện?

b. Giải thích ý nghĩa con số 50Ω2A50Ω2A ghi trên biến trở.

Câu 3: (1,5 điểm)

a. Đồng hồ điện (tức công tơ điện – Hình 2) ở nhà em là dụng cụ đo điện năng hay công suất điện? Mỗi tháng đồng hồ điện quay thêm 300 số thì tháng đó gia đình em đã sử dụng thêm bao nhiêu kilôoátgiờ (kWh)? Bao nhiêu jun?

 

Hình 2

b. Trong nhà bếp của gia đình bạn An có sử dụng các loại thiết bị điện sau đây: 1 bóng đèn, 1 quạt thông gió, 1 bếp điện, 1 ấm đun nước điện. Em hãy cho biết những thiết bị điện nào nêu trên khi hoạt động đã chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng ở dạng có ích?

Câu 4: (1,5 điểm)

Theo thông báo của EVN (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) chính thức tăng giá bán lẻ điện sinh hoạt từ ngày 20/3/2019. Đây là quy định tại Quyết định 648/QĐ-BCT về điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và quy định giá bán điện. Trong đó đáng chú ý, giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc thang, thoe cách tính với mức giá như sau:

+ Bậc 1: Cho kWh từ 0 – 50 là 1.678 đồng/kWh (giá cũ là 1.549 đồng/kWh)

+ Bậc 2: Cho kWh từ 51 – 100 là 1.734 đồng/kWh (giá cũ là 1.600 đồng/kWh)

+ Bậc 3: Cho kWh từ 101 – 200 là 2.014 đồng/kWh (giá cũ là 1.858 đồng/kWh)

+ Bậc 4: Cho kWh từ 201 – 300 là 2.536 đồng/kWh (giá cũ là 2.340 đồng/kWh)

+ Bậc 5: Cho kWh từ 301 – 400 là 2.834 đồng/kWh (giá cũ là 2.615 đồng/kWh)

+ Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên là 2.927 đồng/kWh (giá cũ là 2.701 đồng/kWh)

a. Tại sao nói sử dụng giá bán lẻ điện bậc thang là một biện pháp tiết kiệm điện.

b. Em hãy nêu hai biện pháp tiết kiệm điện mà em đã thực hiện được tại nhà hay tại lớp học.

Câu 5: (2 điểm)

Giữa hai điểm AB có hiệu điện thế không đổi mắc hai điện trở R1=30ΩR1=30Ω nối tiếp R2R2, cường độ dòng điện qua mạch khi này là 0,2A0,2A.

a. Tính hiệu điện thế đặt vào hai đầu điện trở R1R1.

b. Tính nhiệt lượng tỏa ra trên R1R1 trong 20min20min.

c. Mắc thêm điện trở R3=90ΩR3=90Ω vào giữa hai điểm A, B (lúc này R1,R2R1,R2 song song với R3R3) khi này cường độ dòng điện qua mạch là 0,3A0,3A. Tính hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch và điện trở R2R2 .

Câu 6: (2 điểm)

a. Từ trường tồn tại nơi đâu? Loại lực do từ trường tác dụng lên kim nam châm đặt trong từ trường có tên gọi là gì?

b. Nêu cấu tạo của nam châm điện.

c. Em hãy xác định tên các từ cực của ống dây và của kim nam châm thử ở Hình H.1

(HS không cần vẽ lại hình, chỉ trả lời P, Q là cực gì của ống dây, A, B là cực gì của nam châm thử) 

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Thực hiện: Ban chuyên môn

 

Câu 1 (TH+VD):

Phương pháp:

a) Vận dụng lí thuyết: Điện trở suất của vật liệu càng nhỏ thì vật liệu đó dẫn điện càng tốt

b) Vận dụng biểu thức: R=ρlSR=ρlS

Cách giải:

a) Bạc dẫn điện tốt nhất vì:

+ Điện trở suất của vật liệu càng nhỏ thì vật liệu đó dẫn điện càng tốt

+ Trong các chất trên Bạc có điện trở suất ρ=1,6.108Ωmρ=1,6.108Ωm nhỏ nhất trong các chất

Bạc dẫn điện tốt nhất.

b) Ta có, điện trở của dây dẫn: R=ρlSR=ρlS

Tiết diện của dây dẫn: S=ρlR=0,4.1061224=2.107m2=0,2mm2S=ρlR=0,4.1061224=2.107m2=0,2mm2

Câu 2 (TH):

Phương pháp:

a. Xem định nghĩa về biến trở SGK VL9 trang 29.

b. Vận dụng cách đọc các trị số trên biến trở.

Cách giải:

a.

- Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số

- Biến trở có thể được sử dụng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.

b. Biến trở ghi: 50Ω2A50Ω2A

- 50Ω50Ω chỉ giá trị điện trở lớn nhất của biến trở.

- 2A2A chỉ cường độ dòng điện lớn nhất mà biến trở chịu được.

Câu 3 (VD):

Phương pháp:

a. Một số điện =1kWh=36.105J=1kWh=36.105J

b. Vận dụng tác dụng nhiệt của dòng điện.

Cách giải:

a.

- Đồng hồ điện là dụng cụ đo điện năng

- Mỗi tháng đồng hồ điện quay thêm 300 số thì tháng đó gia đình em đã sử dụng 300kWh

A=300kWh=300.103.3600=108.107J

b. Những thiết bị điện khi hoạt động đã chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng ở dạng có ích là: bếp điện và ấm đun nước điện.

Câu 4 (TH):

Phương pháp:

Vận dụng lí thuyết về sử dụng tiết kiệm điện năng SGK VL9 trang 52.

Cách giải:

a. Sử dụng giá bán lẻ điện bậc thang là một biện pháp tiết kiệm điện vì: Các bậc sử dụng điện theo bậc thang có mức giá tăng dần tức là càng dùng nhiều giá điện càng cao.

Khuyến khích người tiêu dùng dùng càng ít càng tốt (tức là tiết kiệm điện năng) vì nếu dùng nhiều thì sẽ phải chịu giá cao

b. Hai biện pháp tiết kiệm điện mà em đã thực hiện tại nhà hay lớp học là:

- Chỉ sử dụng các thiết bị tiêu thụ điện khi cần thiết.

- Tắt hết các thiết bị tiêu thụ điện khi ra khỏi nhà.

Câu 5 (VD):

Phương pháp:

a.

+ Áp dụng công thức cường độ dòng điện trong đoạn mạch mắc nối tiếp: I=I1=I2

+ Áp dụng biểu thức: U=IR

b.  Áp dụng biểu thức tính nhiệt lượng Q=I2Rt

c.

+ Áp dụng các công thức trong mạch có các điện trở mắc nối tiếp, song song

+ Áp dụng biểu thức định luật Ôm.

Cách giải:

a. Ta có 2 điện trở mắc nối tiếp I1=I2=I

Hiệu điện thế đặt vào hai đầu điện trở R1 là: U1=I1R1=I.R1=0,2.30=6V

b. Nhiệt lượng tỏa ra trên R1 trong thời gian t=20min=1200s  là:

Q=I21R1t=I2R1t=0,22.30.1200=1440J

c.

+ Gọi hiệu điện thế đặt vào 2 đầu đoạn mạch là U

Ta có hiệu điện thế đặt vào 2 đầu A,B không đổi

I12=I1=I2=0,2A

I=I12+I3I3=0,30,2=0,1A

U=U12=U3=I3R3=0,1.90=9V

+ U12=U=9V=I12.R12

R12=UI12=90,2=45Ω

Lại có:

R12=R1+R2=45ΩR2=453015Ω

Câu 6 (VD):

Phương pháp:

a. Xem lí thuyết về từ trường SGK VL9 trang 61

b. Xem cấu tạo nam châm điện SGK VL9 trang 69

c. Vận dụng quy tắc nắm tay phải SGK VL9 trang 67

Cách giải:

a. Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại một từ trường.

Lực do từ trường tác dụng lên kim nam châm dặt trong từ trường gọi là lực từ.

b. Nam châm điện có cấu tạo gồm một ống dây dẫn trong có lõi sắt non.

c.

Áp dụng quy tắc nắm tay phải: Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.

Ta suy ra P là cực nam (S), Q là cực bắc (N), A là cực bắc (N), B là cực nam (S).

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved