Đề thi học kì 1 lý lớp 9 năm 2020 - 2021 trường THCS Đắk Dục

Đề bài

Câu 1: (2,0 điểm)

Hãy phát biểu và viết hệ thức định luật Ôm?

Câu 2: (2,0 điểm)

Nêu sự tương tác giữa hai nam châm? Phát biểu quy tắc nắm tay phải?

Câu 3: (1,5 điểm)

Nêu ý nghĩa của số vôn, số oát ghi trên các dụng cụ điện?

Câu 4: (1,5 điểm)

Nêu mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với tiết diện của dây dẫn.

Câu 5: (2,0 điểm)

Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ, điện trở \({R_1} = 15\Omega \), hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là \({U_{AB}} = 18V\). Tính cường độ dòng điện I1 chạy qua điện trở R1.

Câu 6: (1,0 điểm)

Giải thích tại sao cùng với một dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn thì dây tóc bóng đèn nóng lên tới nhiệt độ cao và phát sáng, còn dây nối với bóng đèn hầu như không nóng lên.

Lời giải chi tiết

 

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Thực hiện: Ban chuyên môn

Câu 1:

Phương pháp

Vận dụng lý thuyết bài “Điện trở của dây dẫn – định luật Ôm”

Cách giải

- Phát biểu: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.

- Biểu thức: \(I = \frac{U}{R}\)

Câu 2:

Phương pháp

- Vận dụng lý thuyết bài “Nam châm vĩnh cửu”.

- Vận dụng lý thuyết bài “Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua”.

Cách giải

- Sự tương tác giữa hai nam châm: các từ cực cùng tên thì đẩy nhau, các từ cực khác tên thì hút nhau. Tương tác giữa hai nam châm với nhau gọi là tương tác từ.

- Quy tắc nắm tay phải: Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.

Câu 3:

Phương pháp

Cách giải

- Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện là giá trị hiệu điện thế định mức. Mỗi dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thường khi được sử dụng đúgn với hiệu điện thế định mức của nó.

- Số oát ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết công suất định mức của dụng cụ đó, nghĩa là công suất điện của dụng cụ này khi nó hoạt động bình thường.

Câu 4:

Phương pháp

Vận dụng lý thuyết sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn.

Cách giải

Điện trở của các dây dẫn có cùng chiều dài và được làm từ cùng một loại vật liệu tỉ lệ nghịch với tiết diện của mỗi dây.

\(\frac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = \frac{{{S_2}}}{{{S_1}}}\)

Câu 5:

Phương pháp

Vận dụng biểu thức định luật Ôm.

Cách giải

Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R1 là:

\({I_1} = \frac{{{U_{AB}}}}{{{R_1}}} = \frac{{18}}{{15}} = 1,2{\rm{A}}\)

Vậy \({I_1} = 1,2{\rm{A}}\)

 

Câu 6:

Phương pháp

Vận dụng lý thuyết bài “Định luật Jun-Lenxơ”

Cách giải

Dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn và dây nối đều có cùng cường độ vì chúng được mắc nối tiếp nhau.

Theo định luật Jun – Lenxơ, nhiệt lượng tỏa ra ở dây tóc và dây nối tỉ lệ với điện trở của từng đoạn dây:

+ Dây tóc có điện trở lớn nên nhiệt lượng tỏa ra nhiều, do đó dây tóc nóng lên tới nhiệt độ cao và phát sáng.

+ Dây nối có điện trở nhỏ nên nhiệt lượng tỏa ra ít và truyền phần lớn cho môi trường xung quanh. Do đó, dây nối hầu như không nóng lên và có nhiệt độ gần như nhiệt độ của môi trường.

 

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi