Bài 14A: Những tấm lòng cao đẹp
Bài 14B: Hạt vàng làng ta
Bài 14C: Làm biên bản cuộc họp
Bài 15A: Buôn làng đón cô giáo mới
Bài 15B: Những công trình mới
Bài 15C: Những người lao động
Bài 16A: Tấm lòng người thầy thuốc
Bài 16B: Thầy cúng đi viện
Bài 16C: Từ ngữ miêu tả
Bài 17A: Người dời núi mở đường
Bài 17B: Những bài ca lao động
Bài 17C: Ôn tập về câu
Câu 1
Quan sát tranh và nói về công việc của người thầy thuốc
Phương pháp giải:
- Mỗi bức tranh vẽ gì?
- Em thường được bác sĩ chăm sóc khi nào?
- Cảm xúc của em khi nhận được sự chăm sóc ấy?
Lời giải chi tiết:
a) Nội dung của mỗi bức tranh:
- Tranh 1: Bác sĩ đang khám bệnh cho em bé
- Tranh 2: Bác sĩ đến tận các làng bản để thăm khám cho mọi người
- Tranh 3: Bác sĩ khám răng cho em bé
- Tranh 4: Bác sĩ phun thuốc trừ muỗi, sâu bọ,… phòng tránh các bệnh tật cho người dân
b) Em thường được bác sĩ chăm sóc khi em cảm thấy không được khoẻ trong người hoặc em đi tới khám theo định kĩ
c) Nhận được sự chăm sóc của bác sĩ em cảm thấy rất vui, rất yên tâm và biết ơn bởi vì nhờ có sự chăm sóc của bác sĩ mà em mới nhanh chóng khỏi bệnh được.
Câu 2
Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài sau:
Thầy thuốc như mẹ hiền
Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái, không màng danh lợi.
Có lần, một người thuyền chài có đứa con nhỏ bị bệnh đậu nặng, nhưng nhà nghèo, không có tiền chữa. Lãn Ông biết tin bèn đến thăm. Giữa mùa hè nóng nực, cháu bé nằm trong chiếc thuyền nhỏ hẹp, người đầy mụn mủ, mùi hôi tanh bốc lên nồng nặc. Nhưng Lãn Ông vẫn không ngại khổ. Ông ân cần chăm sóc đứa bé suốt một tháng trời và chữa khỏi bệnh cho nó. Khi từ giã nhà thuyền chài, ông chẳng những không lấy tiền mà còn cho thêm gạo, củi.
Một lần khác, có người phụ nữ được ông cho thuốc và giảm bệnh. Nhưng rồi bệnh tái phát, người chồng đến xin đơn thuốc mới. Lúc ấy, trời đã khuya nên Lãn Ông hẹn hôm sau đến khám kĩ mới cho thuốc. Hôm sau ông đến thì được tin người chồng đã lấy thuốc khác, nhưng không cứu được vợ. Lãn Ông rất hối hận. Ông ghi trong sổ thuốc của mình "Xét về việc thì người bệnh chết do tay thầy thuốc khác, song về tình thì tôi như mắc phải tội giết người. Càng nghĩ càng hối hận."
Là thầy thuốc nổi tiếng, Lãn Ông nhiều lần được vua chúa vời vào cung chữa bệnh và được tiến cử vào chức ngự y, song ông đã khéo chối từ.
Suốt đời, Lãn Ông không vương vào vòng danh lợi. Ông có hai câu thơ tỏ chí của mình:
Công danh trước mắt trôi như nước
Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương
Theo TRẦN PHƯƠNG HẠNH
Câu 3
Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa
Hải Thượng Lãn Ông: Tên thật là Lê Hữu Trác, thầy thuốc nổi tiếng của nước ta thời xưa
Danh lợi: địa vị và quyền lợi cá nhân
Bệnh đậu (đậu mùa): Bệnh gây sốt cao với những mụn chấm đỏ, có thể gây tử vong hoặc để lại những nốt rỗ trên da mặt
Tái phát: (bệnh cũ) lại tái phát sau một thời gian dài đã khỏi
Ngự Y: Chức quan trông coi việc chữa bệnh trong cung vua
Câu 4
Cùng luyện đọc
Mỗi em đọc một đoạn, tiếp nối nhau đến hết bài.
Chú ý đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi; nhấn giọng các từ ngữ nói về tình cảnh người bệnh, sự tận tuỵ và lòng nhân hậu của Lãn Ông (nhà nghèo, đầy mụn mủ, nồng nặc, không ngại khổ, ân cần, suốt một tháng trời, cho thêm)
Câu 5
Thảo luận, trả lời câu hỏi
1) Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài?
2) Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ?
3) Vì sao có thể nói Lãn Ông là một người không màng danh lợi?
4) Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối bài như thế nào?
a. Công danh đã bị trôi đi theo nước
b. Công danh chẳng đáng coi trọng, lòng nhân nghĩa mới đáng quý
c. Công danh rồi sẽ mất, lòng nhân nghĩa sẽ còn mãi.
Phương pháp giải:
1, Em đọc phần thứ nhất của truyện.
2, Em đọc đoạn văn thứ 2.
3, Khi được tiến cử vào chức ngự y, Lãn Ông đã trả lời như thế nào?
4, Em suy nghĩ và trả lời.
Lời giải chi tiết:
1, Những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài là:
- Lãn Ông nghe tin con của người thuyền chài bị bệnh đậu nặng, tự tìm đến thăm.
- Ông tận tình chăm sóc người bệnh suốt một tháng hè trời nóng nực mà không hề ngại khổ, ngại bẩn.
- Lúc ra về, ông không những không lấy tiền mà còn cho thêm gạo, củi.
2, Tấm lòng nhân ái của Lãn Ông thông qua việc chữa bệnh cho người phụ nữ được thể hiện ở:
Lãn Ông tự buộc tội mình về cái chết của một người bệnh không phải do ông gây ra. Điều đó chứng tỏ ông là một thầy thuốc rất có lương tâm và trách nhiệm.
3, Có thể nói Lãn Ông là người không màng danh lợi vì: Lãn Ông được tiến cử vào chức ngự y nhưng đã khéo léo từ chối.
4, Ý nghĩa của hai câu thơ cuối bài đó là: Công danh trước mắt chẳng đáng coi trọng, cuối cùng rồi sẽ trôi đi. Chỉ có nhân nghĩa là đáng quý, còn lại mãi.
Unit 14: What Happened In The Story?
Tuần 30: Ôn tập về: Đo diện tích, đo thể tích, đo thời gian. Ôn tập về phép cộng các số tự nhiên, phân số, số thập phân
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 - TOÁN 5
Chủ đề 4 : Đến với thế giới Logo
TẢ CÂY CỐI