Bài 19A: Người công dân số Một
Bài 19B: Người công dân số Một (tiếp theo)
Bài 19C: Cách nối các vế câu ghép - Kết bài trong bài văn tả người
Bài 20A: Gương sáng người xưa
Bài 20B: Trách nhiệm công dân
Bài 20C: Hoạt động tập thể
Bài 21A: Trí dũng song toàn
Bài 21B: Những công dân dũng cảm
Bài 21C: Luyện viết văn tả người
Câu 1
Trao đổi, trả lời câu hỏi
Mỗi công dân phải có trách nhiệm gì với đất nước?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời.
Lời giải chi tiết:
Mỗi công dân phải có trách nhiệm bảo vệ và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, tươi đẹp.
Câu 2
Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài sau:
Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng
Ông Đỗ Đình Thiện là một nhà tư sản lớn ở Hà Nội, chủ của nhiều đồn điền, nhà máy và tiệm buôn nổi tiếng, trong đó có đồn điền Chi Nê, ở huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình.
Với lòng nhiệt thành yêu nước, ngay từ trước Cách mạng, ông Thiện đã có những trợ giúp to lớn về tài chính cho tổ chức. Năm 1943, thông qua đồng chí Nguyễn Lương Bằng, ông gửi ủng hộ quỹ Đảng 3 vạn đồng Đông Dương. Số tiền này làm người giữ “tay hòm chìa khóa” của Đảng không khỏi xúc động và sửng sốt, bởi lúc bấy giờ, ngân quỹ của Đảng chỉ còn… 24 đồng.
Khi Cách mạng thành công, sự tài trợ của ông Thiện đối với Cách mạng còn lớn hơn nhiều. Trong Tuần lễ Vàng, ông đã ủng hộ Chính phủ tới 64 lạng vàng. Với Quỹ Độc lập Trung ương, ông cũng đóng góp tới 10 vạn đồng Đông Dương và được Chính phủ tín nhiệm giao phụ trách Quỹ.
Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, gia đình ông Thiện ủng hộ cán bộ, bộ đội khu II hàng trăm tấn thóc – là sản phẩm thu hoạch từ đồn điền Chi Nê màu mỡ. Sau hòa bình, ông Thiện đã hiến toàn bộ đồn điền này cho Nhà nước.
Trong suốt cuộc đời mình, nhà tư sản Đỗ Đình Thiện đã hết lòng ủng hộ Cách mạng mà không hề đòi hỏi sự đền đáp nào. Ông là nhà tư sản yêu nước, nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng.
Theo PHẠM KHẢI
Câu 3
Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải thích:
- Tài trợ: Giúp đỡ tiền của
- Đồn điền: Cơ sở sản xuất nông nghiệp lớn trước đây, chủ yếu trồng những loại cây như cao su, cà phê,…
- Tổ chức: Ở đây chỉ tổ chức cách mạng
- Đồng Đông Dương: Đồng tiền của ngân hàng Đông Dương (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945)
- Tay hòm chìa khóa: Nắm quyền quản lí tiền bạc và mọi công việc chi tiêu.
- Tuần lễ Vàng: Tuần vận động các tầng lớp nhân dân đóng góp tiền của ủng hộ Cách mạng (ngay sau Cách mạng tháng Tám)
- Quỹ Độc lập: Quỹ do Chính phủ lập ra để quyên góp tiền bạc của nhân dân ủng hộ nền độc lập vừa mới giành được.
Câu 4
Cùng luyện đọc
Mỗi em đọc một đoạn, tiếp nối nhau đến hết bài.
Câu 5
Thảo luận, thực hiện các nhiệm vụ sau:
1) Chọn từng ô ở cột A thích hợp với mỗi ô ở cột nói về những đóng góp to lớn của ông Thiện qua các thời kì?
2) Việc làm của ông Thiện thể hiện những phẩm chất gì?
3) Từ câu chuyện trên em suy nghĩ gì về trách nhiệm của nhân dân đối với đất nước?
Phương pháp giải:
1) Em đọc kĩ nội dung trong bài rồi ghép sao cho phù hợp.
2) Em suy nghĩ gì về việc làm sẵn sàng đóng góp của cải, vật chất của ông Thiện mỗi khi đất nước gặp khó khăn?
3) Em suy nghĩ và trả lời.
Lời giải chi tiết:
1)
2) Việc làm của ông Thiện thể hiện những phẩm chất:
- Là một công dân yêu nước
- Có tấm lòng vì nghĩa, sẵn sàng hiến tặng số tài sản rất lớn của mình cho Cách mạng vì mong muốn được góp sức mình cho sự nghiệp chung.
3) Từ câu chuyện trên đối với vấn đề trách nhiệm của người công dân đối với đất nước, ta thấy rằng người công dân phải biết hi sinh vì Cách mạng, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời người công dân cũng phải biết góp công, góp của vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Câu 6
Thi đọc
- Mỗi em chọn một đoạn để thi đọc trước nhóm. Nhóm bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Các nhóm cử người thi đọc trước lớp. Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
Tuần 9: Viết các số đo độ dài, khối lượng, diện tích dưới dạng số thập phân
Chủ đề 2 : Tập soạn thảo văn bản với phần mềm Word
Unit 11: What's The Matter With You?
Chuyên đề 5. Phân số
VNEN TIẾNG VIỆT 5 - TẬP 1