Bài 19A: Người công dân số Một
Bài 19B: Người công dân số Một (tiếp theo)
Bài 19C: Cách nối các vế câu ghép - Kết bài trong bài văn tả người
Bài 20A: Gương sáng người xưa
Bài 20B: Trách nhiệm công dân
Bài 20C: Hoạt động tập thể
Bài 21A: Trí dũng song toàn
Bài 21B: Những công dân dũng cảm
Bài 21C: Luyện viết văn tả người
Câu 1
Quan sát các bức ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi: Mỗi bức ảnh cho em biết điều gì?
Phương pháp giải:
Em quan sát ảnh đồng thời đọc phần chú thích cho mỗi bức tranh.
Lời giải chi tiết:
- Ảnh 1: Buổi luyện tập của cảnh sát biển Việt Nam, luôn cầm chắc tay súng, sẵn sàng bảo vệ Tổ Quốc bất cứ lúc nào.
- Ảnh 2: Cảnh sát biển Việt Nam tuần tra trên biển bất kể ngày đêm.
- Ảnh 3: Tàu thuyền đánh bắt hải sản tấp nập trên vùng biển quê hương.
- Ảnh 4: Ngư dân hăng hái kéo lưới đánh bắt hải sản.
Câu 2
Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài sau:
LẬP LÀNG GIỮ BIỂN
Nhụ nghe bố nói với ông:
- Lần này con sẽ họp làng để đưa đàn bà và trẻ con ra đảo. Con sẽ đưa thằng Nhụ ra trước. Rồi nhà con cũng ra. Ông cũng sẽ ra.
- Tao chết ở đây thôi. Sức không còn chịu được sóng.
- Ngay cả chết, cũng cần ông chết ở đấy.
Ông đứng lên, tay giơ ra như cái bơi chèo:
- Thế là thế nào? – Giọng ông bỗng hổn hển. Người ông bỗng tỏa ra hơi muối.
Bố Nhụ vẫn nói rất điềm tĩnh:
- Ở đấy đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần. Chả còn gì hay hơn cho một làng biển. Ngày xưa, lúc nào cũng mong có đất để dân chài phơi được một vàng lưới, buộc được một con thuyền. Bây giờ đất đấy, rộng hết tầm mắt. Đất của nước mình, mình không đến ở thì để cho ai?
Ông Nhụ bước ra võng. Cái võng làm bằng lưới đáy vẫn buộc lưu cữu ở ngoài hàng hiên. Ông ngồi xuống võng vặn mình. Hai má phập phồng như người súc miệng khan. Ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tính của người con trai ông quan trọng nhường nào.
- Để có một ngôi làng như một ngôi làng ở trên đất liền, rồi sẽ có chợ, có trường học, có nghĩa trang…
Bố Nhụ nói tiếp như trong một giấc mơ, rồi bất ngờ, vỗ vào vai Nhụ:
- Thế nào con, đi với bố chứ?
- Vâng! Nhụ đáp nhẹ.
Vậy là việc đã quyết định rồi. Nhụ đi và sau đó cả nhà sẽ đi. Đã có một làng Bạch Đằng Giang do những người dân chài lập ra ở đảo Mõm Cá Sấu. Hòn đảo đang bồng bềnh đâu đó ở mãi tận chân trời…
TRẦN NHUẬN MINH
Câu 3
Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với từ ngữ ở cột A
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ rồi ghép nối sao cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Câu 4
Cùng luyện đọc
Đọc tiếp nối 4 phần của bài
Câu 5
Thảo luận, chọn ý đúng để trả lời câu hỏi
1) Bài văn có những nhân vật nào?
a) Chỉ có hai bố con Nhụ
b) Chỉ có bố Nhụ và ông Nhụ
c) Có cả Nhụ, bố Nhụ và ông Nhụ
2) Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc gì?
a) Họp làng để di dân ra đảo, đưa dần cả nhà ra đảo.
b) Sức khoẻ của ông rất yếu, ông sẽ ở lại làng trên đất liền.
c) Ông muốn mất ở làng cũ, ông không muốn mất ở đảo.
3) Việc lập làng mới ngoài đảo có lợi gì?
a. Làng mới trên đảo đã có sẵn nhiều vàng lưới, nhiều thuyền
b. Làng mới có đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần.
c. Làng mới đã có chợ, trường học, nghĩa trang - không như làng ở đất liền.
4) Những chi tiết cho thấy ông của Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng đã đồng tình với kế hoạch lập làng giữ biển của bố Nhụ?
5) Đoạn cuối “Vậy là việc... phía chân trời...” nói lên suy nghĩ gì của Nhụ?
a. Kế hoạch của bố đã được quyết định, một làng đảo sẽ được lập ra.
b. Những người dân chài dũng cảm sẽ làm thay đổi đảo Mỏm Cá Sấu.
c. Hòn đảo bồng bềnh phía chân trời là mơ ước xa xôi của Nhụ.
6) Bài văn nói lên điều gì?
a. Đất nước còn nhiều hòn đảo giàu tiềm năng, cần được khai thác, khám phá.
b. Những khó khăn đang đợi những người xây dựng cuộc sông mới trên đảo Mõm Cá Sâu.
c. Ca ngợi những dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quen thuộc tới hòn đảo ngoài biển đế lập làng, giữ một vùng biển của Tổ quốc.
Phương pháp giải:
1) Em đọc lại toàn bài để xem có những nhân vật nào trong truyện.
2) Em đọc kĩ phần thứ nhất.
3) Em đọc phần thứ 2 của câu chuyện.
4) Em đọc phần thứ 3 của truyện.
5) Em đọc phần thứ 4 của truyện.
6) Em suy nghĩ và trả lời.
Lời giải chi tiết:
1) Những nhân vật xuất hiện trong bài văn đó là: Nhụ, bố Nhụ và ông Nhụ
Chọn đáp án: c
2) Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc họp làng để di dân ra đảo, đưa dần cả nhà cả Nhụ ra đảo
Chọn đáp án: a
3) Bố Nhụ đã giải thích cho ông Nhụ rằng việc lập làng mới ở ngoài đảo có lợi như sau:
- Nơi ấy đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần thích hợp để lập một làng biển.
- Đất của nước mình, mình không đến ở thì để cho ai?
Chọn đáp án: b
4) Những chi tiết cho thấy ông Nhụ đã suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng đã đồng ý với kế hoạch lập làng giữ biển của bố Nhụ:
- Ông bước ra võng, ngồi xuống võng, vặn mình, hai má phập phồng như người súc miệng khan.
- Ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tính của con trai ông quan trọng đến nhường nào
5) Nhụ có suy nghĩ rằng: Kế hoạch của bố đã được quyết định, một làng đảo sẽ được lập ra.
Chọn đáp án: a
6) Bài văn ca ngợi những người dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quen thuộc tới hòn đảo ngoài biển để lập làng, giữ một vùng biển của Tổ quốc.
Chọn đáp án: c
Câu 6
Phân vai, luyện đọc bài văn
a) Luyện đọc phân vai trong nhóm. Chú ý đọc phân biệt lời các nhân vật: người dẫn chuyện, bố Nhụ, ông Nhụ và Nhụ.
b) Thi đọc phân vai trước lớp.
Unit 10. When will Sports Day be?
Chuyên đề 3. Chữ số tận cùng
Chương 5. Ôn tập
Bài tập cuối tuần 24
Unit 5: Where Will You Be This Weekend?