Bài 19. Khái niệm số thập phân
Bài 20. Khái niệm số thập phân (tiếp theo)
Bài 21. Khái niệm số thập phân (tiếp theo)
Bài 22. Hàng của số thập phân. Đọc, viết số thập phân
Bài 23. Số thập phân bằng nhau
Bài 24. So sánh hai số thập phân
Bài 25. Em ôn lại những gì đã học
Bài 26. Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân
Bài 27. Viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân
Bài 28. Viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân
Bài 29. Em đã học được những gì
Bài 30. Cộng hai số thập phân
Bài 31. Tổng nhiều số thập phân
Bài 32. Trừ hai số thập phân
Bài 33. Em ôn lại những gì đã học
Bài 34. Nhân một số thập phân với một số tự nhiên
Bài 35. Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000, ...
Bài 36. Em ôn lại những gì đã học
Bài 37. Nhân một số thập phân với một số thập phân
Bài 38. Em ôn lại những gì đã học
Bài 39. Em ôn lại những gì đã học
Bài 40. Chia một số thập phân cho một số tự nhiên
Bài 41. Chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, ...
Bài 42. Em ôn lại những gì đã học
Bài 43. Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân
Bài 44. Chia một số tự nhiên cho một số thập phân
Bài 45. Chia một số thập phân cho một số thập phân
Bài 46. Em ôn lại những gì đã học
Bài 47. Em ôn lại những gì đã học
Bài 48. Tỉ số phần trăm
Bài 49. Giải toán về tỉ số phần trăm
Bài 50. Giải toán về tỉ số phần trăm (tiếp theo)
Bài 51. Giải toán về tỉ số phần trăm (tiếp theo)
Bài 52. Em ôn lại những gì đã học
Bài 53. Em ôn lại những gì đã học
Bài 54. Sử dụng máy tính bỏ túi
Câu 1
Chơi trò chơi "ghép thẻ"
- Lấy các thẻ có ở các cặp phân số thập phân bằng nhau, chẳng hạn :
- Ghép các cặp thẻ có hai phân số bằng nhau, chẳng hạn: \(\dfrac{2}{{10}} = \dfrac{{200}}{{100}}\) .
- Viết các phân số thập phân dưới dạng số thập phân, chẳng hạn : \(\dfrac{2}{{10}} = \dfrac{{200}}{{100}}\) viết thành \(0,2 = 0,20\).
- Nêu nhận xét của em.
Phương pháp giải:
- Tìm hai phân số bằng nhau dựa vào tính chất cơ bản của phân số.
- Viết phân số thập phân dưới dạng số thập phân theo các cách đã học.
Lời giải chi tiết:
- Các thẻ bằng nhau được ghé với nhau như sau :
- Viết các phân số thập phân dươi dạng số thập phân :
+) \(\dfrac{2}{{10}} = \dfrac{{200}}{{100}}\) viết thành \(0,2 = 0,20\).
+) \(\dfrac{4}{{10}} = \dfrac{{40}}{{100}}\) viết thành \(0,4 = 0,40\).
+) \(\dfrac{{340}}{{1000}} = \dfrac{{34}}{{100}}\) viết thành \(0,340 = 0,34\).
+) \(\dfrac{{52}}{{100}} = \dfrac{{520}}{{1000}}\) viết thành \(0,52 = 0,520\).
- Nhận xét : Có thể viết được các số thập phân khác nhau bằng số thập phân đã cho bằng cách thêm hoặc bớt một số chữ số \(0\) vào tận cùng bên phải của số thập phân đó.
Câu 2
a) Thực hiện lần lượt các hoạt động sau :
- Lấy hai băng giấy có diện tích bằng nhau như hình vẽ :
- Bạn A tô màu vào \(5\) phần bằng nhau của hình 1, bạn B tô màu vào \(50\) phần bằng nhau của hình 2. Viết phân số và số thập phân chỉ phần đã tô màu của mỗi hình.
- So sánh phần đã tô màu của hai hình và nêu nhận xét.
- Đọc kĩ nhận xét sau :
- Mỗi số tự nhiên có thể viết thành một số thập phân mà phần thập phân là những chữ số \(0\).
Ví dụ : \(17 = 17,0 = 17,00 = 17,000.\)
b) Đọc kĩ nội dung sau và giải thích cho bạn nghe :
• Nếu viết thêm chữ số \(0\) vào bên phải phần thập phân của một số thập phân thì được một số thập phân bằng nó. Ví dụ : \(\begin{array}{l}0,5 = 0,50 = 0,500 = 0,5000\\6,73 = 6,730 = 6,7300 = 6,73000.\end{array}\) • Nếu một số thập phân có chữ số \(0\) ở tận cùng bên phải phần thập phân thì khi bỏ chữ số \(0\) đó đi, ta được một số thập phân bằng nó. Ví dụ : \(\begin{array}{l}0,5000 = 0,500 = 0,50 = 0,5\\6,73000 = 6,7300 = 6,730 = 6,73\\18,000 = 18,0 = 18,0 = 18.\end{array}\) |
Phương pháp giải:
Quan sát hình vẽ để viết phân số và số thập phân chỉ phần đã tô màu của mỗi hình. Phân số chỉ phần đã tô màu của mỗi hình có tử số là số phần được tô màu, mẫu số là tổng số phần có trong hình vẽ.
Lời giải chi tiết:
a) - Phân số chỉ phần đã tô màu của hình 1 là \(\dfrac{5}{{10}}\). Ta có : \(\dfrac{5}{{10}} = 0,5.\)
Phân số chỉ phần đã tô màu của hình 2 là \(\dfrac{{50}}{{100}}\). Ta có : \(\dfrac{{50}}{{100}} = 0,50.\)
- Phân tô màu của hai hình bằng nhau nên ta có \(0,5 = 0,50\) hoặc \(0,50 = 0,5.\)
b) Các em đọc kĩ các nội dung trên và giải thích cho bạn nghe để bạn hiểu rõ nội dung hơn.
Câu 3
a) Viết bốn số thập phân bằng mỗi số thập phân dưới đây bằng cách viết thêm chữ số 0 vào tận cùng bên phải phần thập phân: 5,78 ; 12,04
b) Viết các số thập phân bằng mỗi số thập phân dưới đây bằng cách bỏ các chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân: 6,8000 ; 230, 0000.
Phương pháp giải:
- Nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của một số thập phân thì được một số thập phân bằng nó.
- Nếu một số thập phân có chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân thì khi bỏ chữ số 0 đó đi, ta được một số thập phân bằng nó.
Lời giải chi tiết:
a) Viết bốn số thập phân bằng mỗi số thập phân dưới đây bằng cách viết thêm chữ số 0 vào tận cùng bên phải :
+) 5,78 = 5,780 = 5,7800 = 5,78000 = 5,780000.
+) 12,04 = 12,040 = 12,0400 = 12,04000 = 12,040000.
b) Các số thập phân bằng mỗi số thập phân dưới đây bằng cách bỏ các chữ số 0 :
+) 6,8000 = 6,800 = 6,80 = 6,8.
+) 230,0000 = 230,000 = 230,00 = 230,0 = 230.
Bài tập cuối tuần 33
Unit 18. What will the weather be like tomorrow?
Bài 3: Có chí thì nên
Unit 11: What's The Matter With You?
CÙNG EM HỌC TIẾNG VIỆT 5 TẬP 1