Bài 19A: Người công dân số Một
Bài 19B: Người công dân số Một (tiếp theo)
Bài 19C: Cách nối các vế câu ghép - Kết bài trong bài văn tả người
Bài 20A: Gương sáng người xưa
Bài 20B: Trách nhiệm công dân
Bài 20C: Hoạt động tập thể
Bài 21A: Trí dũng song toàn
Bài 21B: Những công dân dũng cảm
Bài 21C: Luyện viết văn tả người
Câu 1
Kể tên những người có tài xử án mà em biết
Phương pháp giải:
Em nhớ lại những chuyện trong sách báo hoặc trong đời sống mà em biết.
Lời giải chi tiết:
Một số người có tài xử án mà em biết đó là:
- Nguyễn Khoa Đăng
- Phí Trực (Làm quan dưới thời nhà Trần, Hậu Lê)
- Nguyễn Mại (Làm quan dưới thời Hậu Lê)
- Trần Thì Kiến (Làm quan dưới thời nhà Trần)
Câu 2
Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài sau:
PHÂN XỬ TÀI TÌNH
Xưa, có một vị quan án rất tài. Vụ án nào, ông cũng tìm ra manh mối và phân xử công bằng.
Một hôm, có hai người đàn bà đến công đường. Một người mếu máo:
- Bẩm quan, con mang vải đi chợ, bà này hỏi mua, rồi cướp tấm vải, bảo là của mình.
Người kia cũng rưng rưng nước mắt:
- Tấm vải là của con. Bà này lấy trộm.
Đòi người làm chứng nhưng không có, quan cho lính về nhà họ xem. Cả hai đều có khung cửi như nhau, cùng mang vải ra chợ bán hôm ấy. Ngẫm một lát, quan ôn tồn bảo:
- Hai người đều có lí nên ta xử thế này: tấm vải xé đôi, mỗi người một nửa.
Thừa lệnh, lính đo vải xé ngay. Một người đàn bà bật khóc. Lập tức, quan đưa cả tấm vải cho người này rồi thét trói người kia lại. Sau một hồi tra hỏi, kẻ kia phải cúi đầu nhận tội.
Lần khác, quan tới vãn cảnh một ngôi chùa. Sư cụ đón tiếp kính cẩn, rồi nhờ tìm hộ số tiền của nhà chùa bị mất.
Quan nói sư cụ biện lễ cúng Phật, rồi gọi hết sư vãi, kẻ ăn người ở trong chùa ra, giao cho mỗi người cầm một nắm thóc và bảo:
- Chùa ta mất tiền, chưa rõ thủ phạm. Mỗi người hãy cầm một nắm thóc đã ngâm nước rồi vừa chạy đàn, vừa niệm Phật. Đức Phật rất thiêng. Ai gian, Phật sẽ làm cho thóc trong tay kẻ đó nảy mầm. Như vậy, ngay gian sẽ rõ.
Mới vài vòng chạy, đã thấy một chú tiểu thỉnh thoảng hé bàn tay cầm thóc ra xem. Quan lập tức cho bắt chú tiểu vì chỉ kẻ có tật mới hay giật mình. Chú tiểu kia đành nhận tội.
Theo NGUYỄN ĐỔNG CHI
Câu 3
Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với từ ngữ ở cột A
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ rồi ghép nối sao cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Câu 4
Cùng luyện đọc
Đọc tiếp nối ba đoạn truyện
Câu 5
Thảo luận, thực hiện các nhiệm vụ sau
1) Trả lời câu hỏi
a) Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì?
b) Không tìm được chứng cứ phát hiện kẻ gian, quan án đã dùng cách gì đế tìm ra kẻ gian, nhanh chóng phá được vụ án?
c) Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp?
2)
a) Sắp xếp lại thứ tự các sự việc sau cho đúng với đoạn kể về cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa:
(1) “Đánh đòn” tâm lí: “Đức Phật rất thiêng. Ai gian, Phật sẽ làm cho thóc trong tay kẻ đó nảy mầm”.
(2) Cho gọi hết sư sãi, kê ăn người ơ trong chùa ra, giao cho mỗi người một nắm thóc đã ngâm nước, bảo họ cầm nắm thóc, vừa chạy đàn vừa niệm Phật.
(3) Quan sát những người chạy đàn, thấy một chú tiểu thỉnh thoáng hé bàn tay cầm thóc ra xem, lập tức cho bắt vị chỉ kẻ có tật mới hay giật mình.
(4) Nhờ sư cụ biện lễ cúng Phật.
b) Đọc lại các sự việc trên theo thứ tự đúng
3. Chọn ý đúng để trả lời:
(1) Vì sao để tìm ra kẻ lấy trộm tiền, quan lại cho người trong chùa cầm thóc chạy đàn?
a. Vì quan tin là thóc trong tay ke gian sẽ nảy mầm.
b. Vì quan biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lộ mặt.
c. Vì quan cần có thời gian đế thu thập chứng cứ.
d. Vì quan tin là các chú tiểu thường tò mò.
(2) Quan án phá được các vụ án rất tài tình là nhờ những lí do nào?
a. Nhờ thông minh, có óc phán đoán.
b. Nhờ hiểu đặc điểm tâm lí của kẻ phạm tội.
c. Vì có người đã ngầm báo trước.
d. Vì yêu công lí, lẽ phải, thương dân.
Phương pháp giải:
1) Em đọc đoạn thứ 1 và 2 trong bài.
2) Em đọc kĩ lại đoạn văn thứ 3 trong bài.
3) Em xem lại đoạn văn thứ 3 trong bài.
Lời giải chi tiết:
1)
a) Trong vụ án thứ nhất, hai người đàn bà tới công đường nhờ phân xử chuyện mất cắp tấm vải, hai người đàn bà tố cáo nhau ăn cắp tấm vải của mình, nhờ quan phân xử
b) Những biện pháp mà quan đã dùng để tìm ra người lấy cắp tấm vải là:
- Cho đòi người làm chứng nhưng cả hai đều không tìm thấy người làm chứng
- Cho lính về nhà hai người đàn bà xem xét cả hai đều có khung cửi và cùng đem ra chợ bán vào hôm ấy, khiến vụ án lại càng nan giải
- Sai xé tấm vải làm đôi cho mỗi người một mảnh. Thấy một trong hai người bật khóc, quan sai lính trả tấm vải cho người này và thét trói người kia lại
c) Quan cho rằng người người không khóc khi tấm vải bị xé chính là người ăn cắp bởi vì chỉ có người thực sự bỏ công ra để dệt tấm vải, nhìn thấy thành quả của mình bị người ta xé làm đôi mới thấy đau xót mà bật khóc, còn những kẻ ăn cắp hưởng lợi từ người khác khi nhìn thấy vậy cũng chẳng có cảm giác gì.
2) Thứ tự đúng với các sự việc trong đoạn kể về cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền của nhà chùa như sau:
(4) -> (2) -> (1) -> (3)
3)
a) Để tìm ra kẻ trộm tiền, quan cho người trong chùa cầm thóc chạy đàn là bởi vì quan biết kẻ gian thường hay lo lắng nên sẽ lộ mặt.
Chọn đáp án: b
b) Quan án được các vụ án rất tài tình là nhờ:
- Nhờ thông minh, có óc phán đoán.
- Nhờ hiểu đặc điểm tâm lí của kẻ phạm tội.
- Vì yêu công lí, lẽ phải, thường dân
Chọn đáp án: a, b, d
Câu 6
Đọc truyện phân vai
Luyện đọc trong nhóm theo 4 vai (người dẫn chuyện, hai người đàn bà bán vải, quan án). Đọc phân biệt lời của các nhân vật.
Giải: Cùng em học toán lớp 5 tập 1
PHẦN 2 : VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
Bài tập cuối tuần 12
Học kì 1
Unit 15: What Would You Like To Be In The Future?