Bài 19A: Người công dân số Một
Bài 19B: Người công dân số Một (tiếp theo)
Bài 19C: Cách nối các vế câu ghép - Kết bài trong bài văn tả người
Bài 20A: Gương sáng người xưa
Bài 20B: Trách nhiệm công dân
Bài 20C: Hoạt động tập thể
Bài 21A: Trí dũng song toàn
Bài 21B: Những công dân dũng cảm
Bài 21C: Luyện viết văn tả người
Câu 1
Quan sát bức ảnh và lời giới thiệu sau:
Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ (1928 – 2002) là một chiến sĩ tình báo nổi tiếng hoạt động trong lòng địch trước ngày miền Nam giải phóng.
Câu 2
Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài sau:
Hộp thư mật
Hai Long phóng xe về phía Phú Lâm tìm hộp thư mật.
Người đặt hộp thư lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ. Bao giờ hộp thư cũng được đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất. Nhiều lúc, người liên lạc còn gửi gắm vào đây một chút tình cảm của mình, thường bằng những vật gợi ra hình chữ V mà chỉ anh mới nhận thấy. Đó là tên Tổ quốc Việt Nam, là lời chào chiến thắng. Đôi lúc Hai Long đã đáp lại.
Anh dừng xe trước một cột cây số ven đường, giữa cánh đồng vắng. Tháo chiếc bu-gi ra xem, nhưng đôi mắt anh không nhìn chiếc bu-gi mà chăm chú quan sát mặt đất phía sau một cây số. Nó kia rồi! Một hòn đá hình mũi tên (lại hình chữ V quen thuộc) trỏ vào một hòn đá dẹt chỉ cách anh ba bước chân.
Hai Long tới ngồi cạnh hòn đá, nhìn trước nhìn sau, một tay vẫn cầm chiếc bu-gi, một tay bẩy nhẹ hòn đá. Hộp thư lần này cũng là một chiếc vỏ đựng thuốc đánh răng. Anh nhẹ nhàng cạy đáy hộp thuốc, rút ra một mảnh giấy nhỏ, thay vào đó thư báo cáo của mình, rồi thả hộp thuốc về chỗ cũ.
Công việc thế là xong. Một giờ nữa sẽ có người đến lấy thư. Anh trở lại bên xe, lắp bu-gi vào rồi đạp cần khởi động máy. Tiếng động cơ nổ giòn. Chưa đầy nửa giờ sau, anh đã hòa lẫn vào dòng người giữa phố phường náo nhiệt.
HỮU MAI
Câu 3
Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa:
- Hai Long: tên thường gọi của Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ
- Chữ V: chữ cái đầu của tên nước ta, đồng thời là chữ cái mở đầu một từ tiếng Anh có nghĩa là “chiến thắng”
- Bu-gi: bộ phận phát lửa của động cơ xe
- Cần khởi động: cần đạp ở xe để nổ máy
- Động cơ: bộ phận dùng để biến xăng, dầu… thành năng lượng chạy máy
Câu 4
Cùng luyện đọc
Mỗi em đọc một đoạn, tiếp nối nhau cho tới hết bài, chú ý đọc rõ ràng, rành mạch, dứt khoát giữa các câu, đoạn.
Câu 5
Thảo luận, trả lời câu hỏi
1) Những chi tiết nào cho thấy cách nguỵ trang hộp thư mật khéo léo của người liên lạc?
2) Qua những vật gợi ra hình chữ V, người liên lạc muốn nhắn gửi chú Hai Long điều gì? Chọn ý đúng để trả lời:
a. Tình cảm yêu mến của mình đối với chú Hai Long.
b. Tình yêu Tổ quốc của mình và lời chào chiến thắng.
c. Địa điểm của hộp thư mật lần sau
3) Nêu cách lấy thư và gửi báo cáo của chú Hai Long?
4) Vì sao chú Hai Long phải lấy thư và gửi báo cáo theo cách trên?
5) Vì sao nói hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc?
Phương pháp giải:
1) Em đọc kĩ đoạn văn thứ 1 và 2.
2) Em suy nghĩ và trả lời.
3) Chú giả vờ sửa xe như thế nào? Chú lấy thư như thế nào?
4) Cách làm như vậy có bảo mật và kín đáo không? Làm như vậy để tránh ai chú ý?
5) Công việc của các chiến sĩ tình báo đem lại điều gì lợi thế đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Lời giải chi tiết:
1) Người liên lạc ngụy trang hộp thư mật vô cùng khéo léo:
- Hộp thư luôn được đặt ở một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất
- Dấu hiện nhận biết hộp thư mật chính là những vật có hình chữ V
- Hộp thư mật được đặt ở cột cây số ven đường, giữa cánh đồng vắng, hòn đá hình mũi tên trỏ vào nơi giấu hộp thư mật, báo cáo được đặt trong một chiếc vỏ đựng thuốc đánh răng.
2) Qua những vật có hình chữ V, người liên lạc muốn nhắn gửi chú Hai Long:
- Gửi gắm tình yêu Tổ quốc của mình
- Lời chào chiến thắng
Chọn đáp án: b
3) Cách lấy thư và nhận báo cáo của Hai Long vô cùng cẩn thận, tỉ mỉ, bình tĩnh, mưu trí, cảnh giác, nhanh và chính xác. Chú dừng xe trước cột cây số ven đường, giữa cánh đồng vắng, tháo chiếc bu-gi ra xem, vờ như là xe bị hỏng cần phải ngồi xuống sửa chữa. Nhưng thực chất là để có thời gian quan sát xung quanh xem hộp thư mật có thể được để ở đâu. Nhờ khả năng quan sát, chú phát hiện ra hòn đá hình mũi tên (hình chữ V) trỏ vào một hòn đá dẹt cách đó không xa. Bẩy nhẹ hòn đá lên, chú phát hiện một vỏ đựng thuốc đánh răng, nhẹ nhàng và nhanh chóng cạy đáy hộp, lấy ra mảnh giấy rồi thay vào báo cáo của mình rồi trả về chỗ cũ. Chú quay lại xe, lắp lại bu-gi rồi nổ máy rời khỏi địa điểm.
4) Chú Hai Long phải lấy thư và gửi báo cáo như vậy để đánh lạc hướng chú ý của người khác và không ai có thể nghi ngờ mình.
5) Đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi vì nhờ có những thông tin mật mà các chiến sĩ tình báo cung cấp ta mới có thể chủ động chống trả và giành được thắng lợi mà không thiệt hại quá nhiều về sức người và sức của
Câu 6
Bài văn muốn ca ngợi điều gì? Viết câu trả lời của em vào vở.
Phương pháp giải:
Theo em, ai là người xứng đáng được ca ngợi? được ca ngợi vì việc gì?
Lời giải chi tiết:
Ca ngợi Hai Long và những chiến sĩ tình báo hoạt động trong lòng địch vô cùng kiên định, dũng cảm, mưu trí giữ vững đường dây liên lạc, góp phần vào thắng lợi chung của toàn dân tộc.
Câu 7
Thi đọc một đoạn trong bài Hộp thư mật.
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5
Bài tập cuối tuần 29
Bài tập cuối tuần 21
CÙNG EM HỌC TIẾNG VIỆT 5 TẬP 2
Tuần 6: Héc-ta. Luyện tập chung