Bài 19A: Người công dân số Một
Bài 19B: Người công dân số Một (tiếp theo)
Bài 19C: Cách nối các vế câu ghép - Kết bài trong bài văn tả người
Bài 20A: Gương sáng người xưa
Bài 20B: Trách nhiệm công dân
Bài 20C: Hoạt động tập thể
Bài 21A: Trí dũng song toàn
Bài 21B: Những công dân dũng cảm
Bài 21C: Luyện viết văn tả người
Câu 1
Cùng nói về những bạn nữ trong lớp hoặc trong trường có thành tích học tập và rèn luyện tốt.
Phương pháp giải:
- Bạn gái đó tên là gì? Học ở lớp nào?
- Bạn đó có thành tích gì đáng khâm phục?
- Bạn đó đã phấn đấu rèn luyện như thế nào để đạt được thành tích ấy?
Lời giải chi tiết:
Câu trả lời tham khảo:
- Bạn gái đó tên là Bích Ngọc, học lớp 5A
- Bạn ấy là liên đội trưởng của trường em, đạt danh hiệu học sinh giỏi trong nhiều năm liền, luôn luôn nhiệt tình trong cách phong trào của trường, của đội. Là một tấm gương được thầy cô tin yêu, bạn bè mến phục.
- Để đạt được thành tích ấy, Bích Ngọc đã luôn nỗ lực, phấn đấu trong học tập. Ngoài giờ học bạn tích cực tham gia các phong trào của lớp của trường. Vừa phát triển bản thân lại vừa đóng góp một phần nhỏ bé vào sự phát triển của tập thể.
Câu 2
Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài văn sau:
CON GÁI
Mẹ sắp sinh em bé. Cả nhà mong, Mơ háo hức. Thế rồi mẹ sinh một em gái. Dì Hạnh bảo: "Lại một vịt trời nữa". Cả bố và mẹ đều có vẻ buồn buồn.
Đêm, Mơ trằn trọc không ngủ. Em không hiểu tại sao mọi người lại có vẻ không vui lắm khi mẹ sinh em gái. Mơ thì kém gì con trai nhỉ? Ở lớp, em luôn là học sinh giỏi. Tan học, các bạn trai còn mải đá bóng thì Mơ đã về cặm cụi tưới rau rồi chẻ củi, nấu cơm giúp mẹ. Thế mà đám con trai còn dám trêu Mơ. Các bạn nói rằng con gái chẳng được tích sự gì. Tức ghê!
Mẹ phải nghỉ ở nhà, bố đi công tác xa, Mơ làm hết mọi việc trong nhà giúp mẹ. Tối, mẹ ôm Mơ vào lòng thủ thỉ: "Đừng vất vả thế, để sức mà lo học, con ạ!" Mơ nép vào ngực mẹ, thì thào: "Mẹ ơi, con sẽ cố gắng thay một đứa con trai trong nhà, mẹ nhé!" Mẹ ôm chặt Mơ, trào nước mắt.
Chiều nay, thằng Hoan học lớp 3C mải đuổi theo con cào cào, trượt chân sa xuống ngòi nước. Nó cứ chới với, chới với. Mơ vội vàng lao xuống. Cả hai đứa ngụp lên, ngụp xuống, uống cơ man là nước. May mà mọi người đến kịp. Thật hú vía!
Tối đó, bố về. Bố ôm Mơ chặt đến ngộp thở. Cả bố và mẹ đều rơm rớm nước mắt. Chỉ có em bé nằm trong nôi là cười rất tươi. Chắc là em khen chị Mơ giỏi đấy. Dì Hạnh nói giọng đầy tự hào: "Biết cháu tôi chưa? Con gái như nó thì một trăm đứa con trai cũng không bằng".
Theo ĐỖ THỊ THU HIỀN
Câu 3
Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải thích
- Vịt trời: Cách gọi con gái với ý xem thường, cho rằng con gái lớn lên sẽ đi lấy chồng, bố mẹ không nhờ vả được gì
- Cơ man (là): rất nhiều
Câu 4
Cùng luyện đọc
- Bốn bạn tiếp nối nhau đọc bốn đoạn đến hết bài.
- Chú ý phát âm, ngắt nghỉ hơi đúng.
- Đổi lượt và đọc lại bài. Chú ý phân biệt lời các nhân vật và lời dẫn chuyện.
Câu 5
Thảo luận, trả lời câu hỏi
1) Những chi tiết nào trong bài cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái?
2) Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai?
3) Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân của Mơ có thay đổi quan niệm về “con gái” không? Những chi tiết nào cho thấy điều đó?
4) Đọc câu chuyện này em có suy nghĩ gì?
Phương pháp giải:
1) Em đọc kĩ phần 1 của câu chuyện.
2) Em đọc kĩ đoạn 2, 3
3) Em đọc phần thứ 4.
4)
- Từ việc quê của Mơ có từ tưởng xem thường con gái em cảm nhận như thế nào?
- Mơ là cô bé như thế nào? Bạn có thua kém gì so với các bạn nam không?
Lời giải chi tiết:
1) Những chi tiết trong bài cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái đó là:
- Dì Hạnh nói “lại một vịt trời nữa” khi biết mẹ Mơ sinh một bé gái
- Sau khi mẹ sinh, cả bố và mẹ Mơ đều có vẻ buồn buồn
2) Những chi tiết chứng tỏ Mơ không thua kém gì các bạn trai là:
- Ở lớp, Mơ luôn là học sinh giỏi
- Tan học, trong khi các bạn nam khác còn mải chơi thì Mơ đã về nhà cặm cụi tưới rau, chẻ củi, nấu cơm giúp mẹ.
- Bố đi công tác, mẹ mới sinh em bé, Mơ giúp mẹ làm hết mọi việc trong nhà
- Mơ dũng cảm lao xuống ngòi nước để cứu em Hoan
3) Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân của Mơ đã thay đổi quan niệm về “con gái”
Những chi tiết trong bài cho thấy những người thân của Mơ đã thay đổi quan niệm về “con gái”:
- Bố ôm mơ chặt đến ngợp thở
- Cả bố và mẹ đều rơm rớm nước mắt
- Dì Hạnh nói giọng đầy tự hào: “Biết cháu tôi chưa? Con gái như nó thì một trăm đứa con trai cũng không bằng”
4) Đọc câu chuyện này em có suy nghĩ
- Bạn Mơ là một cô gái vừa chăm ngoan, học giỏi lại biết nghe lời bố mẹ và sống rất tình cảm
- Qua chuyện của Mơ thấy được xem thường con gái là chuyện rất vô lí, bất công và lạc hậu
- Sinh con là trai hay gái không quan trọng, quan trọng là phải nuôi dạy con thành người có ích cho xã hội