Bài 14A: Những tấm lòng cao đẹp
Bài 14B: Hạt vàng làng ta
Bài 14C: Làm biên bản cuộc họp
Bài 15A: Buôn làng đón cô giáo mới
Bài 15B: Những công trình mới
Bài 15C: Những người lao động
Bài 16A: Tấm lòng người thầy thuốc
Bài 16B: Thầy cúng đi viện
Bài 16C: Từ ngữ miêu tả
Bài 17A: Người dời núi mở đường
Bài 17B: Những bài ca lao động
Bài 17C: Ôn tập về câu
Câu 1
Quan sát bức tranh về đập thuỷ điện Hoà Bình dưới đây:
Câu 2
Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài thơ sau:
Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà
(Trích)
Trên sông Đà
Một đêm trăng chơi vơi
Tôi đã nghe tiếng đàn Ba-la-lai-ca như thế
Một cô gái Nga mái tóc màu hạt dẻ
Ngón tay đan trên những sợi dây đồng.
Lúc ấy
Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông
Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ
Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ
Chỉ còn tiếng đàn ngân nga
Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà.
Ngày mai
Chiếc đập lớn nối liền hai khối núi
Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên
Sông Đà gửi ánh sáng đi muôn ngả
Từ công trình thuỷ điện lớn đầu tiên
QUANG HUY
Câu 3
Quan sát tranh và đọc lời giải nghĩa dưới đây:
Xe ben: Xe tải, thùng xe có thể được điều khiển cho dốc hẳn xuống để đổ vật liệu.
Sông Đà: sông chảy qua tỉnh Hoà Bình (trên sông này, tại khu vực thị xã Hoà Bình, câu chuyện gia Liên Xô đã giúp chúng ta xây dựng một công trình thuỷ điện lớn)
Ba-la-lai-ca: tên một loại đàn 3 dây của người Nga.
Câu 4
Cùng luyện đọc
Mỗi em đọc một đoạn hoặc cả bài thơ.
Câu 5
Thảo luận, trả lời câu hỏi
1) Những chi tiết trong bài thơ gợi lên hình ảnh một đêm trăng rất tĩnh mịch?
2) Chi tiết nào cho thấy đêm trăng rất tĩnh mịch nhưng vẫn sinh động, vẫn dạt dào sức sống?
3) Những hình ảnh nào trong bài thơ thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên trong đêm trăng trên sông Đà?
Phương pháp giải:
1) Em suy nghĩ xem hình ảnh nào tĩnh mịch, yên tĩnh trong đêm
2) Em đọc kĩ câu hỏi và trả lời
3) Tìm những câu thơ miêu tả tiếng đàn (cũng là tâm tư, tình cảm của con người) hoà vào cảnh vật đêm trăng trên sông Đà.
Lời giải chi tiết:
1) Những chi tiết trong bài gợi tả hình ảnh đêm trăng trong bài thơ rất tĩnh mịch là:
- Cả công trường đang say ngủ cạnh dòng sông.
- Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ
- Những xe ủi xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ
2) Những chi tiết nào trong bài vừa gợi tả hình ảnh đêm trăng trên công trường vừa tĩnh mịch vừa sinh động đó là:
- Có tiếng đàn ba-la-lai-ca của cô gái Nga
- Có dòng sông lấp loáng dưới ánh trăng
- Có những sự vật được tác giả miêu tả bằng biện pháp nhân hóa: công trường say ngủ, tháp khoan bận ngẫm nghĩ, xe ủi xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ.
Những sự vật này tưởng như tĩnh lặng nhưng nhờ có phép nhân hóa, liên tưởng thú vị của tác giả mà chúng dường như cũng đang hoạt động, tồn tại cùng với tiếng đàn ba-la-lai-ca của cô gái Nga khiến cho đêm trăng trên công trường vừa tĩnh lặng lại vừa sinh động.
3)
“Chỉ còn tiếng đàn ngân nga
Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà”
- Đây là hình ảnh đẹp
- Thể hiện sự gắn bó, hòa quyện giữa con người với thiên nhiên, giữa ánh trăng với dòng sông.
- Tiếng đàn ngân lên, lan tỏa… vào dòng sông lúc này như một “dòng trăng” lấp loáng
Câu 6
Tìm những câu thơ sử dụng biện pháp nhân hoá. Nêu tác dụng của biện pháp nhân hoá trong việc tả cảnh.
Phương pháp giải:
Nhân hóa là sử dụng những từ ngữ vốn để gọi, hoặc để chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ sự vật
Lời giải chi tiết:
Những câu sử dụng biện pháp nhân hóa là:
Cả công trường đang say ngủ cạnh dòng sông
Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ
Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ
Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên
Sông Đà chia ánh sáng đi muôn ngả
Tác dụng:
Việc sử dụng biện pháp nhân hóa trong bài có tác dụng khiến cho những sự vật trong bài như xe ben, xe ủi, tháp khoan,… những vật cồng kềnh xa lạ bỗng trở nên gần gũi như con người. Đồng thời chúng cũng khiến cho đêm trăng trên sông đà vừa mang sự tĩnh mịch lại vừa gợi sự sinh động.
Câu 7
Học thuộc lòng bài thơ
Unit 15: What Would You Like To Be In The Future?
Review 2
Bài tập cuối tuần 33
Bài tập cuối tuần 13
Học kì 1