Bài 55. Hình tam giác
Bài 56. Diện tích hình tam giác
Bài 57. Em đã học được những gì ?
Bài 58. Hình thang
Bài 59. Diện tích hình thang
Bài 60. Em ôn lại những gì đã học
Bài 61. Hình tròn. Đường tròn
Bài 62. Chu vi hình tròn
Bài 63. Diện tích hình tròn
Bài 64. Em ôn lại những gì đã học
Bài 65. Giới thiệu biểu đồ hình quạt
Bài 66. Luyện tập về tính diện tích
Bài 67. Em ôn lại những gì đã học
Bài 68. Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương
Bài 69. Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật
Bài 70. Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương
Bài 71. Em ôn lại những gì đã học
Bài 72. Thể tích của một hình
Bài 73. Xăng-ti-mét khối. Đề-xi-mét khối
Bài 74. Mét khối
Bài 75. Em ôn lại những gì đã học
Bài 76. Thể tích hình hộp chữ nhật
Bài 77. Thể tích hình lập phương
Bài 78. Em ôn lại những gì đã học
Bài 79. Giới thiệu hình trụ. Giới thiệu hình cầu
Bài 80. Em ôn lại những gì đã học
Bài 81. Em ôn lại những gì đã học
Bài 82. Em đã học được những gì ?
Bài 83. Bảng đơn vị đo thời gian
Bài 84. Cộng số đo thời gian
Bài 85. Trừ số đo thời gian
Bài 86. Em ôn lại những gì đã học
Bài 87. Nhân số đo thời gian với một số
Bài 88. Chia số đo thời gian cho một số
Bài 89. Em ôn lại những gì đã học
Bài 90. Em ôn lại những gì đã học
Bài 91. Vận tốc
Bài 92. Quãng đường
Bài 93. Thời gian
Bài 94. Em ôn lại những gì đã học
Bài 95. Bài toán về chuyển động ngược chiều
Bài 96. Bài toán về chuyển động cùng chiều
Bài 97. Ôn tập về số tự nhiên
Bài 98. Ôn tập về phân số
Bài 99. Ôn tập về số thập phân
Bài 100. Ôn tập về đo độ dài và đo khối lượng
Bài 101. Ôn tập về đo diện tích
Bài 102. Ôn tập về đo thể tích
Bài 103. Ôn tập về số đo thời gian
Bài 104. Ôn tập về phép cộng, phép trừ
Bài 105. Ôn tập về phép nhân, phép chia
Bài 106. Em ôn lại những gì đã học
Bài 107. Ôn tập về các phép tính với số đo thời gian
Bài 108. Ôn tập về tính chu vi, diện tích một số hình
Bài 109. Ôn tập về tính diện tích, thể tích một số hình
Bài 110. Em ôn lại những gì đã học
Bài 111. Ôn tập về giải toán
Bài 112. Em ôn lại những gì đã học
Bài 113. Em ôn lại những gì đã học
Bài 114. Em ôn lại những gì đã học
Bài 115. Ôn tập về biểu đồ
Bài 116. Em ôn lại những gì đã học
Bài 117. Em ôn lại những gì đã học
Bài 118. Em ôn lại những gì đã học
Bài 119. Em ôn lại những gì đã học
Bài 120. Em đã học được những gì ?
Câu 1
Chơi trò chơi "Ai nhanh, ai đúng" :
Điền nhanh vào bảng phần trăm của 20 :
Phương pháp giải:
Muốn tìm phần trăm của một số ta lấy số đó chia cho 100 rồi nhân với số phần trăm đã cho.
Lời giải chi tiết:
Ví dụ mẫu:
Câu 2
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
0,8% = ?
A. \(\dfrac{8}{{10}}\) B. \(\dfrac{8}{{100}}\) C. \(\dfrac{8}{{1000}}\) D. \(\dfrac{8}{{10000}}\)
Phương pháp giải:
Vận dụng khái niệm phần trăm đã học : \(a\% = \dfrac{a}{{100}}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có:
\(0,8\% = \dfrac{{0,8}}{{100}} = 0,008\)
Đáp án đúng là: C.
Câu 3
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Biết 95% của một số là 475, vậy \(\dfrac{1}{5}\) của số đó là:
A. 19 B. 95 C. 100 D. 500
Phương pháp giải:
- Tìm giá trị của số đó : Lấy 475 chia cho 95 rồi nhân với 100.
- Tìm \(\dfrac{1}{5}\) của số đó bằng cách lấy số đó chia cho 5.
Lời giải chi tiết:
Số cần tìm là: (475 : 95) × 100 = 500
Vậy \(\dfrac{1}{5}\) của 500 là: 500 : 5 = 100
Đáp án đúng là: C. 100
Câu 4
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Người ta xếp các hình lập phương nhỏ thành các khối, trong các khối dưới đây, khối nào có thể tích lớn nhất?
Phương pháp giải:
- Đếm số hình lập phương nhỏ ở mỗi khối đã cho.
- Chọn đáp án đúng nhất.
Lời giải chi tiết:
Ta thấy:
Hình A có 24 hình lập phương nhỏ.
Hình B có 22 hình lập phương nhỏ.
Hình C có 24 hình lập phương nhỏ.
Hình D có 28 hình lập phương nhỏ.
Vậy khối có thể tích lớn nhất là D.
Câu 5
Một tấm bìa được tô màu như hình vẽ.
Tính:
a) Diện tích của phần đã tô màu.
b) Chu vi của phần không được tô màu.
Phương pháp giải:
- Diện tích của phần đã tô bằng diện tích hình tròn có bán kính bằng 10cm.
- Chu vi của phần không được tô màu bằng chu vi hình tròn có bán kính bằng 10cm.
Lời giải chi tiết:
a) Nếu ghép lại các phần tô màu lại với nhau ta sẽ được một hình tròn có bán kính 10 cm
Vậy, diện tích của phần đã tô màu là:
10 × 10 × 3,14 = 314 (cm2)
b) Nếu ghép lại các phần đã tô màu lại với nhau ta sẽ được một hình tròn có bán kính 10 cm và chu vi hình tròn đó chính bằng chu vi của phần chưa tô màu trong hình đã cho.
Chu vi của phần không được tô màu là:
10 × 2 × 3,14 = 62,8 (cm)
Đáp số: a) 314cm2
b) 62,8cm.
Câu 6
Mẹ mua gà và cá hết 165000 đồng. Số tiền mua cá bằng 120% số tiền mua gà. Hỏi mẹ mua cá hết bao nhiêu tiền?
Phương pháp giải:
- Tính tổng số phần trăm mẹ đã dùng để mua cá và mua gà.
- Tìm số tiền mẹ mua cá.
Lời giải chi tiết:
Cách 1:
Tổng số % tiền mẹ mua gà và cá là:
100 + 120 = 220%
Mẹ mua cá hết số tiền là:
(165000 : 220) × 120 = 90 000 (đồng)
Đáp số: 90 000 đồng.
Cách khác
\(120\% = \dfrac{{120}}{{100}} = \dfrac{6}{5}\)
Tổng số phần bằng nhau là:
6 + 5 = 11 (phần)
Số tiền mẹ đã mua cá là:
(165000 : 11) × 6 = 90 000 (đồng)
Đáp số: 90 000 đồng.
Câu 7
Một ô tô đi được 60km với vận tốc 60km/giờ, tiếp đó ô tô đi được 60km với vận tốc 30km/giờ. Như vậy, thời gian ô tô đi cả hai đoạn đường là:
A. 1,5 giờ B. 2 giờ C. 3 giờ D. 4 giờ
Phương pháp giải:
- Vận dụng kiến thức : \(t = \dfrac{S}{v}\)
- Tìm thời gian ô tô đi quãng đường đầu tiên.
- Tìm thời gian ô tô đi quãng đường thứ hai.
- Tính tổng số thời gian ô tô đã đi.
Lời giải chi tiết:
Người đó đi 60km với vận tốc 60km/giờ thì mất số giờ là :
60 : 60 = 1 (giờ)
Người đó đi 60km với vận tốc 30km/giờ thì mất số giờ là :
60 : 30 = 2 (giờ)
Vậy ô tô đi cả hai quãng đường hết số giờ là :
1 + 2 = 3 (giờ)
Đáp án đúng là: C. 3 giờ
Câu 8
Bể cá cảnh dạng hình hộp chữ nhật có các kích thước: chiều dài 60cm, chiều rộng 40cm và chiều cao 40cm. Cần đổ vào bể bao nhiêu lít nước để nửa bể có nước?
A. 48\(l\) B. 70\(l\) C. 96\(l\) D. 140\(l\)
Phương pháp giải:
- Vận dụng kiến thức : Thể tích hình hộp chữ nhật bằng tích của chiều dài, chiều rộng và chiều cao.
- Tìm nửa thể tích của bể : Lấy số vừa tìm được chia cho 2.
Lời giải chi tiết:
Thể tích của bể cá là:
60 × 40 × 40 = 96000 (cm3)
96000cm3 = 96 (dm3) = 96 (lít)
Vậy để bể cá có nửa bể nước thì cần đổ:
96 : 2 = 48 (lít)
Đáp án đúng là: A. 48 lít
Câu 9
Cùng một lúc Vừ đi ngựa với vận tốc 11km/giờ, Lềnh đi bộ với vận tốc 5km/giờ và đi cùng chiều với Vừ. Biết rằng khi bắt đầu đi Lềnh cách Vừ một quãng đường 8km. Hỏi sau bao nhiêu phút Vừ đuổi kịp Lềnh ?
Phương pháp giải:
- Tìm quãng đường Vừ rút ngắn được khoảng cách với Lềnh trong mỗi giờ.
- Tìm thời gian Vừ đuổi kịp Lềnh ta lấy khoảng cách ban đầu giữa hai bạn chia cho quãng đường Vừ rút ngắn được khoảng cách với Lềnh trong mỗi giờ.
Lời giải chi tiết:
Sau mỗi giờ Vừ rút ngắn khoảng cách với Lềnh số ki-lô-mét là:
\(11 - 5 = 6\; (km)\)
Vậy thời gian để Vừ đuổi kịp Lềnh là:
\(8:6 = \dfrac{4}{3}\) (giờ)
\(\dfrac{4}{3}\) giờ \( = 80\) phút.
Đáp án đúng là: B. 80 phút
Câu 10
Tuổi con gái bằng \(\dfrac{1}{4}\) tuổi mẹ, tuổi con trai bằng \(\dfrac{1}{5}\) tuổi mẹ. Tuổi con gái cộng với tuổi con trai bằng 18 tuổi. Hỏi mẹ bao nhiêu tuổi ?
Phương pháp giải:
- Tính tổng số phần tuổi con trai và con gái.
- Tính số tuổi của mẹ.
Lời giải chi tiết:
Tổng số phần tuổi của con trai và con gái so với tuổi mẹ là:
\(\dfrac{1}{4} + \dfrac{1}{5} = \dfrac{9}{{20}}\) (tuổi mẹ)
Vậy tuổi của mẹ là:
\(18:\dfrac{9}{{20}} = 40\) (tuổi)
Đáp số: \(40\) tuổi.
Câu 11
Trong cùng một năm, mật độ dân số của một phường nội thành Hà Nội là 2190 người/km2, mật độ dân số một xã ngoại thành Hà Nội là 180 người/km2.
a) Biết diện tích của phường là 1,9km2 và diện tích của xã là 4,5km2. Hỏi số dân của xã bằng bao nhiêu phần trăm số dân của phường ?
b) Nếu muốn tăng mật độ dân số của xã lên 210 người/ km2 thì số dân của xã phải tăng thêm bao nhiêu người?
Phương pháp giải:
- Tính số dân của phường nội thành Hà Nội : Lấy mật độ dân cư nhân với diện tích của phường.
- Tính số dân của xã ngoại thành Hà Nội.
- Tính tỉ số phần trăm của số dân của xã với số dân của phường.
- Tính mật độ dân số của xã tăng thêm.
- Tính số người cần tăng thêm : Lấy mật độ dân số tăng thêm nhân với diện tích của xã.
Lời giải chi tiết:
a) Số dân của phường nội thành Hà Nội là:
2190 × 1,9 = 4161 (người)
Số dân của xã ngoại thành Hà Nội là:
180 × 4,5 = 810 (người)
Vậy số dân của xã bằng số phần trăm của phường là:
(810 : 4161) × 100% = 19,46 %
b) Nếu muốn tăng mật độ dân số của xã đó lên 210 người/km2 thì số dân phải tăng thêm số người là:
(210 - 180) × 4,5 = 135 (người)
Đáp số: a) 19,46% ;
b) 135 người.
Chuyên đề 1. Các bài toán về dãy số
VNEN TIẾNG VIỆT 5 - TẬP 1
Chủ đề 2 : Tập soạn thảo văn bản với phần mềm Word
Tuần 8: So sánh số thập phân
Unit 16. Where's the post office?