Bài 14A: Những tấm lòng cao đẹp
Bài 14B: Hạt vàng làng ta
Bài 14C: Làm biên bản cuộc họp
Bài 15A: Buôn làng đón cô giáo mới
Bài 15B: Những công trình mới
Bài 15C: Những người lao động
Bài 16A: Tấm lòng người thầy thuốc
Bài 16B: Thầy cúng đi viện
Bài 16C: Từ ngữ miêu tả
Bài 17A: Người dời núi mở đường
Bài 17B: Những bài ca lao động
Bài 17C: Ôn tập về câu
Câu 1
Đọc đoạn văn và lời giải nghĩa từ ngữ
Rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên là khu bảo tồn đa dạng sinh học với ít nhất 55 loài động vật có vú, hơn 300 loài chim, 40 loài bò sát, rất nhiều loài lưỡng cư và cá nước ngọt…. Thảm thực vật ở đây rất phong phú. Hàng trăm loài cây khác nhau làm thành các loại rừng: rừng thường xanh, rừng bán thường xanh, rừng tre, rừng hỗn hợp.
- Rừng nguyên sinh: rừng hình thành một cách tự nhiên, chưa có tác động của con người.
- Loài lưỡng cư: động vật có xương sống, sinh đẻ dưới nước nhưng sống trên cạn như ếch, nhái,…
- Rừng thường xanh: Rừng cây quanh năm xanh tốt.
- Rừng bán thường xanh: Rừng cây có mùa rụng lá
Câu 2
Trả lời câu hỏi
a) “Khu bảo tồn đa dạng sinh học” là gì?
b) Vì sao nói “rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên là khu bảo tồn đa dạng sinh học”?
Phương pháp giải:
Em dựa vào nội dung đoạn văn ở hoạt động 1 để nói tiếp câu trả lời ở dưới.
a) “Khu bảo tồn đa dạng sinh học” là nơi lưu trữ nhiều loại ……… và ………
b) Nói “rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên là khu bảo tồn đa dạng sinh học” vì ở đó có rất nhiều ……..
Lời giải chi tiết:
a) “Khu bảo tồn đa dạng sinh học” là nơi lưu trữ nhiều loại động vật và thực vật
b) Nói “rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên là khu bảo tồn đa dạng sinh học” vì ở đó có rất nhiều loại động thực vật đa dạng phong phú.
Câu 3
Xếp các từ ngữ chỉ hành động nêu trong ngoặc đơn vào cột thích hợp trong phiếu học tập:
a) Hành động bảo vệ môi trường | b) Hành động phá hoại môi trường |
M: trồng rừng | M: phá rừng |
(Phá rừng, trồng cây, đánh cá bằng mìn, trồng rừng, xả rác bừa bãi, đất nương, săn bắt thú rừng, phủ xanh đồi trọc, đánh cá bằng điện, buôn bán động vật hoang dã)
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ và sắp xếp vào từng nhóm sao cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Hành động bảo vệ môi trường | Hành động phá hoại môi trường |
trồng cây, trồng rừng, phủ xanh đồi trọc | phá rừng, đánh bắt cá mìn, xả rác bừa bãi, đốt nương, săn bắt thú rừng, đánh cá bằng điện, buôn bán động vật hoang dã |
Câu 4
a) Chọn một cụm từ trong ngoặc ở hoạt động 3 làm đề tài, em hãy viết một đoạn văn khoảng 5 câu về đề tài đó.
b) Đổi bài với bạn để nhận xét cho nhau
Phương pháp giải:
Em có thể dựa vào các ảnh ở dưới để viết đoạn văn về hoạt động phủ xanh đồi trọc.
Lời giải chi tiết:
Lên kế hoạch phòng chống bão lũ xảy ra hằng năm, địa phương em mới đây đã đưa ra một kế hoạch trồng rừng và nhận được rất nhiều sự đồng tình và ủng hộ của người dân. Đoàn thanh niên cùng với những người dân đã cùng nhau tham gia một đợt trồng cây quy mô lớn nhằm phủ xanh đồi trọc. Chỉ trong một thời gian ngắn, tưng cái cây vươn lên đón nắng, ngọn đồi từ lúc nào đã được phủ một màu xanh mướt. Đây thật sự là một giải pháp vô cùng hiệu quả ngăn chặn bão lũ, sạt lở đất hằng năm.
Câu 5
a) Nhớ - viết: Hành trình của bầy ong (2 khổ thơ cuối)
b) Đổi vở cho bạn để soát và sửa lỗi
Bầy ong rong ruổi trăm miền
Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa.
Nối rừng hoang với biển xa
Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào
(Nếu hoa có ở trời cao
Thì bầy ong cũng mang vào mật ong)
Chắt trong vị ngọt mùi hương
Lặng thầm thay những con đường ong bay
Trải qua mưa nắng vơi đầy
Men trời đất đủ làm say đất trời
Bầy ong giữ hộ cho người
Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày.
Câu 6
Cùng chơi: Thi tìm từ ngữ chứa tiếng trong bảng (chọn a hoặc b)
- Mỗi nhóm viết từ ngữ chứa tiếng trong bảng vào giấy khổ lớn.
- Hết thời gian, đại diện các nhóm dán kết quả lên bảng lớp.
- Cả lớp chọn nhóm thắng cuộc.
a) Tìm các từ ngữ chứa những tiếng sau:
Sâm | Sương | Sưa | Siêu |
Xâm | Xương | Xưa | Xiêu |
M: nhân sâm / xâm nhập
b) Tìm các từ ngữ có chứa những vần sau:
Uôt | Ươt | iêt |
Uôc | Ươc | iêc |
M: buột miệng / buộc lạt
Phương pháp giải:
Em làm theo yêu cầu của bài tập
Lời giải chi tiết:
a)
Sâm: nhân sâm, sâm cầm,… | Sương: giọt sương, sương sớm,sương gió,… | Sưa: say sưa, … | Siêu: cái siêu, cao siêu, siêu nhân,… |
Xâm: xâm nhập, xâm lược, …. | Xương: xương tay, xương sườn, xương mặt,… | Xưa: ngày xưa, thời xưa, xa xưa,… | Xiêu : liêu xiêu, xiêu vẹo, xiêu lòng,.. |
b)
Uôt: rét buốt, con chuột, buốt giá,.. | Ươt: ướt át, xanh mướt, lướt ván,… | Iêt: hiểu biết, tiết kiệm, chì chiết,… |
Uôc: cuộc thi, chuộc lỗi, đôi guốc,… | Ươc: ao ước, đất nước, trước sau,… | Iêc: xanh biếc, quặng thiếc, chiếc lá,.. |
Câu 7
Điền vào chỗ trống (chọn a hoặc b)
Đổi bài với bạn để đối chiếu
Phương pháp giải:
Em làm theo yêu cầu của bài tập.
Lời giải chi tiết:
Vật chất và năng lượng
Chuyên đề 6. Bài toán tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch
Chương 1. Ôn tâp và bổ sung về phân số. Giải toán liên quan đến tỉ lệ. Bảng đơn vị đo diện tích
Bài tập cuối tuần 21
Chuyên đề 5. Phân số