Bài 14A: Những tấm lòng cao đẹp
Bài 14B: Hạt vàng làng ta
Bài 14C: Làm biên bản cuộc họp
Bài 15A: Buôn làng đón cô giáo mới
Bài 15B: Những công trình mới
Bài 15C: Những người lao động
Bài 16A: Tấm lòng người thầy thuốc
Bài 16B: Thầy cúng đi viện
Bài 16C: Từ ngữ miêu tả
Bài 17A: Người dời núi mở đường
Bài 17B: Những bài ca lao động
Bài 17C: Ôn tập về câu
Câu 1
Đọc đoạn văn về chú bé vùng biển
Thằng Thắng, con cá vược của thôn Bần và là địch thủ bơi lội đáng gờm nhất của bọn trẻ, lúc này đang ngồi trên chiếc thuyền đậu ở ngoài cùng. Nó trạc tuổi thằng Chân “phệ” nhưng cao hơn hẳn cái đầu. Nó cởi trần, phơi nước da rám đỏ, khoẻ mạnh của những đứa trẻ lớn lên với nắng, nước mặn và gió biển. Thân hình nó rắn chắc, nở nang: cổ mập, vai rộng, ngực nở căng, bụng thon hằn rõ từng múi, hai cánh tay gân guốc như hai cái bơi chèo, cặp đùi dế to, chắc nình nịch. Thắng có cặp mắt to và sáng. Miệng tươi, hay cười. Cái trán hơi dô ra, trông có vẻ là một tay bướng bỉnh, gan dạ.
(Theo Trần Vân)
Câu 2
Trao đổi, Đoạn văn trên tả những đặc điểm nào về ngoại hình của bạn Thắng?
Viết các từ ngữ mà em tìm được vào vở.
Nước da: ………..
Thân hình: ………
Cặp mắt: ……….
Miệng: ………
Trán: ………..
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn trong bài, chú ý các chi tiết về chiều cao, nước da, thân hình, cặp mắt, miệng, da để ghi lại.
Lời giải chi tiết:
Chiều cao: cao hơn bạn trạc tuổi một cái đầu
Nước da: rám đỏ, khoẻ mạnh
Thân hình: rắn chắc, nở nang
Cặp mắt: to và sáng
Miệng: tươi, hay cười
Trán: hơi dô ra
Câu 3
Thảo luận: Trong bài văn tả ngoại hình của người, nên chú ý tả những gì?
Phương pháp giải:
Em dựa vào bài tập 2 vừa làm để hoàn thành bài tập này.
Lời giải chi tiết:
Trong bài văn tả ngoại hình của người, cần chú ý miêu tả những chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật điểm đặc trưng của người được tả.
Câu 4
Lập dàn ý cho bài văn tả ngoại hình của một người mà em thường gặp (thầy giáo, cô giáo, chú công an, người hàng xóm,…)
Phương pháp giải:
Em có thể đưa vào dàn ý những chi tiết như sau:
- Dáng người (cao, dong dỏng, hơi đậm,…)
- Mái tóc (dày, đen, mượt mà, lơ thơ, bạc trắng,…)
- Khuôn mặt (tròn, đầy đặn, bầu bĩnh, trái xoan, vuông vức,…)
- Nước da (trắng hồng, ngăm đen, rắn rỏi,…)
- Cặp mắt (tròn, long lanh, trong trẻo, tinh nhanh, nghiêm nghị,…)
- Bàn tay (thô ráp, mềm mại, thon thả,…)
Trả lời:
Dàn ý tả ngoại hình của thầy giáo:
+Thầy có vóc dong dỏng cao
+Mái tóc đen mượt được cắt ngắn gọn gàng
+Gương mặt vuông chữ điền, cương nghị
+Thầy đi lại nhanh nhẹn
+Hằng ngày thường xuất hiện ở trường với áo sơ mi được sơ vin gọn gàng
+Đôi mắt nâu sâu thẳm, gương mặt lộ ra sự nghiêm khắc
+ Bàn tay thô ráp, nhưng rất ấm áp, thường nắm tay chúng em, dạy chúng em viết từng nét chữ nắn nót
Lời giải chi tiết:
Dàn ý tả ngoại hình của thầy giáo:
+Thầy có vóc dong dỏng cao
+Mái tóc đen mượt được cắt ngắn gọn gàng
+Gương mặt vuông chữ điền, cương nghị
+Thầy đi lại nhanh nhẹn
+Hằng ngày thường xuất hiện ở trường với áo sơ mi được sơ vin gọn gàng
+Đôi mắt nâu sâu thẳm, gương mặt lộ ra sự nghiêm khắc
+ Bàn tay thô ráp, nhưng rất ấm áp, thường nắm tay chúng em, dạy chúng em viết từng nét chữ nắn nót
Câu 5
Chuẩn bị kể chuyện theo một trong hai đề dưới đây
Đề 1: Kể một việc làm tốt của em hoặc của những người xung quanh để bảo vệ môi trường
Đề 2: Kể về một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường
Phương pháp giải:
1/ Đề 1
Những việc làm tốt để bảo vệ môi trường như:
- Giữ vệ sinh nhà cửa, lau bàn ghế sạch sẽ, tham gia làm vệ sinh ở xóm làng, đường phố; không xả rác bừa bãi, giữ sạch nguồn nước,..
- Trồng cây, chăm sóc cây
- Bảo vệ, chăm sóc các loài vật có ích
- Nhắc nhở bạn bè, em nhỏ, người xung quanh giữ vệ sinh chung, không bẻ cành, hái hoa ở nơi cộng, không bắn chim,…
- Phát hiện và ngăn chặn các hành vi phá hoại môi trường
2/ Đề 2
Những hành động dũng cảm bảo vệ môi trường:
- Đấu tranh quyết liệt với những hành vi phá hoại môi trường (khai thác gỗ bừa bãi; săn bắn thú rừng; buôn bán động vật hoang dã; đánh cá bằng thuốc nổ, bằng điện; làm ô nhiễm nguồn nước: xả chất thải độc hại vào nguồn nước sinh hoạt; làm ô nhiễm không khí: xả khói, chất độc hại vào không khí,..)
- Quên mình bảo vệ môi trường:
+ Dũng cảm dập tắt các đám cháy rừng, khắc phục các tai nạn gây hại cho môi trường.
+ Bất chấp nguy hiểm, vào rừng sâu tìm các loài thú quý để có biện pháp bảo vệ chúng.
Lời giải chi tiết:
Câu chuyện tham khảo:
Tuần nào cũng vậy, cứ đến chiều thứ bảy là khu phố em tổ chức buổi tổng vệ sinh làm sạch đường phố.
Chiều nay, đúng năm giờ, một hồi kẻng vang lên. Mỗi nhà cử một người tham gia nên buổi lao động nào cũng có đủ các lứa tuổi. Các cụ ông, cụ bà đầu tóc bạc phơ thường có mặt sớm hơn cả và vui vẻ chuyện trò trong khi chờ đợi. Các bà nội trợ đang bận nấu dở bữa cơm chiều nên thường có mặt sau cùng. Đám thanh niên tỏ ra rất phấn khởi, luôn miêng cười đùa. Khi mọi người đến đã đông đủ, bác tổ trưởng bắt đầu phân công công việc cho từng nhóm. Việc khơi thông cống rãnh quan trọng và vất vả nhất nên thường được giao cho thanh niên. Còn các cụ già và chúng em thì quét dọn đường phố cho sạch sẽ.
Ai nấy nhanh chóng bắt tay vào việc. Nhóm khơi cống đứng rải đều, nối tiếp nhau lùa bùn rác về một chỗ. Rác được xúc lên đem đi đổ, còn nước được dồn ra phía các hố ga. Chúng em dàn thành hàng ngang, cùng quét sạch mặt đường. Mấy bác bảo chúng em rảy nước và quét nhẹ tay cho đỡ bụi. Đi làm vệ sinh đường phố như thế này cũng là một công việc thú vị đối với chúng em.
Ở góc phố gần ngã tư có một đống gạch vữa ngổn ngang, cản lối đi lại. Mấy anh xúc đổ vào bồn rác cuối đường để xe của công ty vệ sinh chở đi. Chỉ chừng nửa giờ sau, công việc đã xong xuôi. Đường phố gọn gàng, sáng sủa hẳn ra.
Em nghĩ rằng thành phố sạch và xanh là điều mong muốn của tất cả chúng ta và đó cũng là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu của một thành phố văn minh, hiện đại.
Câu 6
Kể chuyện trong nhóm
Bình chọn bạn kể hay nhất: nội dung câu chuyện phải phù hợp với đề bài, lời kể lưu loát, giọng kể hấp dẫn, cử chỉ khi kể tự nhiên,...
CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE - KHOA HỌC 5
Tuần 5: Ôn tập: Bảng đơn vị đo độ dài - Bảng đơn vị đo khối lượng - Bảng đơn vị đo diện tích
Bài tập cuối tuần 19
CHƯƠNG III: HÌNH HỌC
Chủ đề 1 : Bước đầu đến với máy tính