Bài 14A: Những tấm lòng cao đẹp
Bài 14B: Hạt vàng làng ta
Bài 14C: Làm biên bản cuộc họp
Bài 15A: Buôn làng đón cô giáo mới
Bài 15B: Những công trình mới
Bài 15C: Những người lao động
Bài 16A: Tấm lòng người thầy thuốc
Bài 16B: Thầy cúng đi viện
Bài 16C: Từ ngữ miêu tả
Bài 17A: Người dời núi mở đường
Bài 17B: Những bài ca lao động
Bài 17C: Ôn tập về câu
Câu 1
Mỗi bạn nói một câu kiểu Ai làm gì? hoặc Ai thế nào? để miêu tả một trong các bức ảnh sau đây:
Phương pháp giải:
Em nhớ lại cấu trúc của mỗi kiểu câu kể trên, quan sát tranh rồi đặt câu cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Tranh | Câu kể Ai làm gì? | Câu kể Ai thế nào? |
1 | Con cá tung tăng bơi lội. | Con cá thật đẹp. |
2 | Chim hót trên cành. | Bộ lông của chim mềm và mượt. |
3 | Người dân ra đồng gặt lúa. | Cánh đồng thơm mùi lúa chín. |
4 | Học sinh quan sát thiên nhiên. | Đồng phục của học sinh thật đẹp. |
Câu 2
Xếp các từ in đậm trong đoạn văn sau vào ba nhóm: động từ, tính từ, quan hệ từ. Viết kết quả vào bảng nhóm theo mẫu.
Không thấy Nguyên trả lời, tôi nhìn sang. Hai tay Nguyên vịn vào song cửa sổ, mắt nhìn xa vời vợi. Qua ánh đèn ngoài đường hắt vào, tôi thấy ở khóe mắt nó hai giọt lệ lớn sắp sửa lăn xuống má. Tự nhiên, nước mắt tôi trào ra. Cũng giờ này năm ngoái, tôi còn đón giao thừa với ba ở bệnh viện. Năm nay ba bỏ con một mình ba ơi !
(Theo Thuỳ Linh)
Động từ | Tính từ | Quan hệ từ |
M: trả lời,… | Vời vợi,… | Qua,… |
Phương pháp giải:
- Động từ: Là những từ chỉ hoạt động của người, động vật.
- Tính từ: Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật.
- Quan hệ từ: Là những từ có tác dụng nối.
Lời giải chi tiết:
Động từ | Tính từ | Quan hệ từ |
Trả lời, nhìn, vịn, hắt, thấy, lăn, trào, đón, bỏ | Xa vời vợi, lớn | Qua, ở, với |
Câu 3
a) Dựa vào nội dung khổ thơ sau, viết đoạn văn ngắn tả người mẹ cấy lúa giữa trưa hè tháng sáu nóng bức:
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy…
b) Viết lại một động từ, một tính từ và một quan hệ từ mà em đã dùng trong đoạn văn.
Phương pháp giải:
a,
- Thời gian và không gian: Trưa hè tháng sáu, cánh đồng làng đang vụ cấy.
- Cảnh vật: Trời nắng như đổ lửa, nước ruộng nóng như có người nấu lên, cá cờ chết vì nóng, cua ngoi lên bờ tìm chỗ nấp.
- Con người: Mẹ em xắn quần lội xuống ruộng cấy lúa, mẹ đội chiếc nón lá, mồ hôi rơi thánh thót, mặt mẹ đỏ bừng…
Lời giải chi tiết:
a,Thời tiết nóng nực nhất là vào những ngày tháng sáu. Nước như có ai nấu sôi. Những chú cá cờ chết nổi lềnh phềnh trên mặt nước. Những con cua vốn chui trong các hang, trong bùn đất không chịu được cái nóng ngột ngạt cũng phải ngoi lên bờ. Trong hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt như thế mẹ lại bước xuống ruộng cấy. Ánh mặt trời chói chang chiếu xuống tấm áo bạc, tấm lưng gầy của mẹ, giọt mồ hôi nóng hổi của mẹ rơi từng giọt trên thửa ruộng, đó là hình ảnh mà cả đời này em cũng không thể nào quên được.
b,Động từ: nấu, chết, nổi, chui, ngoi, cấy
Tính từ: nóng nực, lềnh phềnh, khắc nghiệt
Quan hệ từ: vào, như, trên, trong, trong, Trong, của
Câu 4
Đọc lại đoạn văn của mình cho các bạn nghe và nghe các bạn nhận xét
Câu 5
Viết biên bản một cuộc họp tổ, lớp hoặc chi đội em.
Phương pháp giải:
a) Chọn viết biên bản cuộc họp nào? (tổ, lớp hoặc chi đội)
b) Nhớ lại nội dung, thời gian, địa điểm, thành phần tham dự.
- Cuộc họp bàn về việc gì?
- Cuộc họp vào lúc nào? Ở đâu?
- Cuộc họp có những ai tham dự?Ai điều hành?
- Những ai phát biểu? Phát biểu điều gì?
- Kết luận của cuộc họp như thế nào?
c) Sắp xếp các ý theo thứ tự dàn ý ba phần của một biên bản cuộc họp:
- Thời gian, địa điểm
- Thành phần tham dự
- Nội dung cuộc họp
Lời giải chi tiết:
Câu 6
Điền vào chỗ trống những thông tin còn thiếu để hoàn thiện biên bản cuộc họp lớp bàn về việc tham gia Ngày hội tuổi thơ mừng Ngày nhà giáo Việt Nam
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ rồi điền thông tin vào chỗ trống sao cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
PHẦN 3: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
Đề thi giữa kì 2
Unit 14. What happened in the story?
Chương 2. Số thập phân. Các phép tính với số thập phân
THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT - KHOA HỌC 5