Bài 14A: Những tấm lòng cao đẹp
Bài 14B: Hạt vàng làng ta
Bài 14C: Làm biên bản cuộc họp
Bài 15A: Buôn làng đón cô giáo mới
Bài 15B: Những công trình mới
Bài 15C: Những người lao động
Bài 16A: Tấm lòng người thầy thuốc
Bài 16B: Thầy cúng đi viện
Bài 16C: Từ ngữ miêu tả
Bài 17A: Người dời núi mở đường
Bài 17B: Những bài ca lao động
Bài 17C: Ôn tập về câu
Câu 1
a) Nghe thầy cô đọc và viết vào vở hai khổ thơ đầu bài Về ngôi nhà đang xây
b) Đổi bài cho bạn để sửa đổi
Câu 2
Thi tìm và viết vào phiếu học tập từ ngữ chứa các tiếng trong bảng sau (chọn a, b hoặc c)
a)
Tiếng | Từ ngữ | Tiếng | Từ ngữ |
Rẻ | M: rẻ quạt,… | Rây | M: rây bột,.. |
Dẻ | M: hạt dẻ,… | Dây | M: chăng dây,… |
Giẻ | M: giẻ lau,… | Giây | M: giây phút |
b)
Tiếng | Từ ngữ | Tiếng | Từ ngữ | Tiếng | Từ ngữ |
Vàng | M: sao vàng,… | Vào | M: ra vào | Vỗ | M: vỗ về,.. |
Dàng | M: dịu dàng,.. | Dào | M: dồi dào,.. | Dỗ | M: dỗ dành,… |
c)
Tiếng | Từ ngữ | Tiếng | Từ ngữ |
Chiêm | M: lúa chiêm,… | Liêm | M: liêm khiết,… |
Chim | M: chim sẻ,… | Lim | M: gỗ lim,… |
Diếp | M: diếp cá,.. | Kiếp | M: kiếp người,… |
Díp | M: díp mắt,… | Kíp | M: kíp nổ,.. |
Phương pháp giải:
Em làm theo yêu cầu của bài tập
Lời giải chi tiết:
a)
Tiếng | Từ ngữ | Tiếng | Từ ngữ |
Rẻ | Giá rẻ, rẻ quạt,.. | Rây | rây bột, mưa rây |
Dẻ | Hạt dẻ, thân hình mảnh dẻ | Dây | nhảy dây, dây thừng, dây phơi |
Giẻ | Giẻ lau, giẻ rách,.. | Giây | M: giây phút, giây mực,… |
b)
Tiếng | Từ ngữ | Tiếng | Từ ngữ | Tiếng | Từ ngữ |
Vàng | Vàng tươi, vàng bạc,… | Vào | ra vào, vào ra | Vỗ | Vỗ về, vỗi vai, vỗ sóng,… |
Dàng | Dịu dàng, dễ dàng,… | Dào | dồi dào, dạt dào,.. | Dỗ | Dỗ dành, … |
c)
Tiếng | Từ ngữ | Tiếng | Từ ngữ |
Chiêm | Chiêm bao, chiêm tinh,… | Liêm | Thanh liêm, liêm khiết,… |
Chim | Chim báo bão, chim chiền chiện,… | Lim | Tủ lim, mặt sứa gan lim,… |
Diếp | Rau diếp, diếp cá,… | Kiếp | Số kiếp, kiếp người,… |
Díp | Dao díp, díp mắt,… | Kíp | Cần kíp, ca kíp,… |
Câu 3
Chọn tiếng thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu chuyện sau, biết rằng chỗ trông (1) chứa tiếng bắt đầu bằng r hoặc gi, chỗ trống (2) chứa tiếng bắt đầu bằng v hoặc d
Thầy quên mặt nhà con (1).....hay sao? Có anh thợ vẽ truyền thần làm không đủ ăn. Bạn bè đến thăm, anh than thở thì họ bảo: - Cậu hãy (2).... ngay một bức chân dung hai vợ chồng cậu (1) .... lồng khung kính mà treo. Thiên hạ thấy cậu khéo tay sẽ xô nhau tới, lo gì không khấm khá! Nghe lời bạn, anh bảo vợ ngồi cho anh truyền thần,(1).... lại họa chính mình ngồi cạnh.(2)... xong, anh ngắm đi ngắm lại, lấy làm đắc ý lắm. Một hôm, bố vợ tới chơi, thấy bức họa, hỏi: - Anh(2) ... hình chị nào treo đó? Anh tả trả lời: - Chết thật, thầy quên mặt nhà con (1)....hay sao? Ông bố vợ nói tiếp: - Thì ra là vợ anh. Thế nó ngồi cạnh người nào mà tướng mạo kì (2) ....vậy? (Theo Tiếng cười dân gian Việt Nam) |
Thay nhau đọc lại đoạn truyện đã hoàn chỉnh.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ rồi lựa chọn từ cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Thầy quên mặt nhà con rồi hay sao? Có anh thợ vẽ truyền thần làm không đủ ăn. Bạn bè đến thăm, anh than thở thì họ bảo: - Cậu hãy vẽ ngay một bức chân dung hai vợ chồng cậu rồi lồng khung kính mà treo. Thiên hạ thấy cậu khéo tay sẽ xô nhau tới, lo gì không khấm khá! Nghe lời bạn, anh bảo vợ ngồi cho anh truyền thần, rồi lại họa chính mình ngồi cạnh. Vẽ xong, anh ngắm đi ngắm lại, lấy làm đắc ý lắm. Một hôm, bố vợ tới chơi, thấy bức họa, hỏi: - Anh vẽ hình chị nào treo đó? Anh tả trả lời: - Chết thật, thầy quên mặt nhà con rồi hay sao? Ông bố vợ nói tiếp: - Thì ra là vợ anh. Thế nó ngồi cạnh người nào mà tướng mạo kì dị vậy? (Theo Tiếng cười dân gian Việt Nam) |
Câu 4
Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong phiếu học tập
Phương pháp giải:
Nhân hậu là hiền, giàu tấm lòng thương người, chỉ muốn đem lại những điều tốt lành cho người khác.
Trung thực là đức tính của con người,chỉ những người ngay thẳng, thật thà không làm việc gian trá, khuất tất
Dũng cảm là có dũng khí, dám đương đầu với những khó khăn và nguy hiểm
Cần cù là chăm chỉ, có khả năng vượt qua những khó khăn, trở ngại
Lời giải chi tiết:
Câu 5
Nhận xét về việc sử dụng từ ngữ để thể hiện tính cách nhân vật
a) Đọc bài văn sau:
Cô Chấm
Chấm không phải là một cô gái đẹp, nhưng là người mà ai đã gặp thì không thể lẫn lộn với bất cứ một người nào khác.
Đôi mắt Chấm đã định nhìn ai thì dám nhìn thẳng, dù người ấy nhìn lại mình, dù người ấy là con trai. Nghĩ thế nào, Chấm dám nói thế. Bình điểm ở tổ, ai làm hơn, làm kém, người khác đắn đo, quanh quanh mãi chưa dám nói ra, Chấm nói ngay cho mà xem, nói thẳng băng và còn nói đáng mấy điểm nữa. Đối với mình cũng vậy, Chấm có hôm dám nhận hơn người khác bốn năm điểm. Được cái thẳng như thế nhưng không ai giận, vì người ta biết trong bụng Chấm không có gì độc địa bao giờ.
Chấm cứ như một cây xương rồng. Cây xương rồng chặt ngang chặt dọc, chỉ cần cắm nó xuống đất, đất cằn cũng được, nó sẽ sống và sẽ lớn lên. Chấm thì cần cơm và lao động để sống. Chấm ăn rất khỏe, không có ý thức ăn cũng được. Những bữa Chấm về muộn, bà Am thương con làm nhiều, để phần dư thức ăn, Chấm cũng chỉ ăn như thường, còn bao nhiêu để cuối bữa ăn vã. Chấm hay làm thực sự, đó là một nhu cầu của sự sống, không làm chân tay nó cứ bứt rứt sao ấy. Tết Nguyên đán, Chấm ra đồng từ sớm mồng hai, dẫu có bắt ở nhà cũng không được.
Chấm không đua đòi may mặc. Mùa hè một áo cánh nâu. Mùa đông rét mấy cũng chỉ hai áo cánh nâu. Chấm mộc mạc như hòn đất. Hòn đất ấy bầu bạn với nắng với mưa để cho cây lúa mọc lên hết vụ này qua vụ khác, hết năm này qua năm khác.
Nhưng cô con gái có bề ngoài rắn rỏi là thế lại là người hay nghĩ ngợi, dễ cảm thương. Có bữa đi xem phim, những cảnh ngộ trong phim làm Chấm khóc gần suốt buổi. Đêm ấy ngủ, trong giấc mơ, Chấm lại khóc mất bao nhiêu nước mắt.
Theo ĐÀO VŨ
Bình điểm: hình thức chấm điểm tập thể ở hợp tác xã nông nghiệp trước đây.
b) Trả lời câu hỏi: Cô Chấm trong bài là người có tính cách như thế nào?
c) Ghi những chi tiết và từ ngữ minh hoạ cho nhận xét của em vào phiếu bài tập theo mẫu.
Tính cách | Chi tiết, từ ngữ minh hoạ |
M: (đoạn 1) Trung thực, thẳng thắn | Đôi mắt dám nhìn thẳng, nghĩ thế nào dám nói thế |
….. | ….
|
Phương pháp giải:
b, Từ những chi tiết miêu tả về cô Chấm, em hãy nhận xét về tính cách của cô. Chú ý bám sát nội dung của bài.
c, Em xem lại kĩ các biểu hiện về hành động lời nói của Chấm trong bài xem có thể hiện được tính cách gì ở cô
Lời giải chi tiết:
b, Cô Chấm trong bài văn có những tính cách : Trung thực, thẳng thắn, lại rất chăm chỉ, giản dị, cũng giàu tình cảm và rất dễ xúc động.
c,
Tính cách | Chi tiết, từ ngữ minh hoạ |
Trung thực, thẳng thắn | - Đôi mắt Chấm đã định nhìn ai thì dám nhìn thẳng. - Nghĩ thế nào, Chấm dám nói thế. - Bình điểm ở tổ, ai làm hơn, làm kém Chấm nói ngay, nói thẳng băng. Chấm có hôm dám nhận hơn người khác bốn năm điểm. Chấm thẳng như thế, nhưng không ai giận, vì người ta biết trong bụng Chấm không có gì độc địa.
|
Chăm chỉ | - Chấm thì cần cơm và lao động để sống. - Chấm hay làm, không làm chân tay nó bứt rứt. - Tết Nguyên đán, Chấm ra đồng từ sớm mồng hai, bắt ở nhà cũng không được.
|
Giản dị | Chấm không đua đòi may mặc. Mùa hè, một cánh áo nâu, mùa đông hai cánh áo nâu. Chấm mộc mạc như hòn đất.
|
Giàu tình cảm, dễ xúc động | Chấm hay nghĩ ngợi, dễ cảm thương. Cảnh ngộ trong phim có khi làm Chấm khóc gần suốt buổi. Đêm ngủ, trong giấc mơ, Chấm lại khóc mất bao nhiêu nước mắt.
|