Bài 14A: Những tấm lòng cao đẹp
Bài 14B: Hạt vàng làng ta
Bài 14C: Làm biên bản cuộc họp
Bài 15A: Buôn làng đón cô giáo mới
Bài 15B: Những công trình mới
Bài 15C: Những người lao động
Bài 16A: Tấm lòng người thầy thuốc
Bài 16B: Thầy cúng đi viện
Bài 16C: Từ ngữ miêu tả
Bài 17A: Người dời núi mở đường
Bài 17B: Những bài ca lao động
Bài 17C: Ôn tập về câu
Câu 1
a) Nghe thầy cô đọc và viết vào vở đoạn văn:
Người mẹ của 51 đứa con
Ở huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi có một phụ nữ không sinh con nhưng lại được 51 người gọi bằng mẹ. Suốt 35 năm qua, bà thức khuya dậy sớm, bươn chải, quên cả hạnh phúc riêng để cưu mang, nuôi dưỡng 51 đứa trẻ mồ côi. Đến nay, 48 người con đã trưởng thành nhờ tình yêu thương của mẹ. Người phụ nữ có tấm lòng nhân ái đó là mẹ Nguyễn Thị Phú ở đội 10, thôn Đông, xã Lý Hải. Nay đã ở tuổi 62, mẹ vẫn bận rộn với 3 đứa trẻ chưa tròn 1 tuổi.
(Theo Đỗ Tấn Ngọc)
Bươn chải: vất vả lo toan
b) Đổi bài cho bạn để sửa
Câu 2
Viết vần của từng tiếng trong dòng thơ đầu vào phiếu học tập:
Con đi tiền tuyến xa xôi
Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền
(Tố Hữu)
Mỗi nhóm tìm và viết vào phiếu học tập của nhóm các bộ phận của từng tiếng trong dòng thơ đầu:
Phương pháp giải:
Mô hình cấu tạo vần:
Lời giải chi tiết:
Câu 3
Nhận xét bài làm của các nhóm:
a) Cả lớp quan sát, nhận xét bài làm của các nhóm
b) Bình chọn bài làm đúng và nhanh nhất
Lời giải chi tiết:
(Em làm theo yêu cầu của bài tập)
Câu 4
Tìm tiếng bắt vần với nhau trong câu thơ trên và viết vào vở
Phương pháp giải:
Tiếng bắt vần là những tiếng có phần vần giống nhau hoặc gần giống nhau.
Lời giải chi tiết:
Tiếng bắt vần với nhau trong hai câu thơ trên là: xôi – đôi (bắt vần ôi)
Câu 5
Xếp các từ trong khổ thơ sau vào nhóm thích hợp:
(Các từ được phân cách với nhau bằng dấu gạch chéo)
Hai / cha con / bước / đi / trên / cát /
Ánh / mặt trời / rực rỡ / biển / xanh /
Bóng / cha / dài / lênh khênh /
Bóng / con / tròn / chắc nịch /
(Hoàng Trung Thông)
a) Từ đơn: ………
b) Từ ghép: ……..
c) Từ láy: ………
Phương pháp giải:
Em làm theo yêu cầu của bài tập.
Lời giải chi tiết:
- Từ đơn: Hai, bước, đi, trên, cát, ánh, biển, xanh, bóng, cha, dài, bóng, con, tròn
- Từ ghép: Cha con, mặt trời, chắc nịch
- Từ láy: Rực rỡ, lênh khênh
Câu 6
Nối nhóm từ (in đậm) ở cột A với tên gọi thích hợp ở cột B
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ để nối sao cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
- đánh cờ, đánh giặc, đánh trống là những từ nhiều nghĩa bởi vì chúng đều có chung nghĩa gốc chỉ một hành động sử dụng tay tác động vào một vật
- trong veo, trong vắt, trong xanh là những từ đồng nghĩa vì chúng có nghĩa tương đồng với nhau chỉ màu sắc trong nhưng khác nhau về cấp độ trong.
- ngôi sao, sao thuốc, sao thêm ba bản là những từ đồng âm vì chúng có âm đọc giống nhau nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau
Câu 7
Tìm từ đồng âm
a) Đọc bài văn sau:
Cây rơm
Cây rơm đã cao và tròn móc. Trên cục trụ, người ta úp một chiếc nồi đất hoặc ống bơ để nước không theo cọc làm ướt từ ruột cây ướt ra.
Cây rơm giống như một túp lều không cửa, nhưng với tuổi thơ có thể mở cửa bất cứ nơi nào. Lúc chơi trò chạy đuổi, những chú bé tinh ranh có thể chui vào đống rơm, lấy rơm che cho mình như đóng cánh cửa lại.
Cây rơm như một cây nấm khổng lồ không chân. Cây rơm đứng từ mùa gặt này đến mùa gặt tiếp sau. Cây rơm dâng dần thịt mình cho lửa đỏ hồng căn bếp, cho bữa ăn rét mướt của trâu bò.
Vậy mà nó vẫn nồng nàn hương vị và đầy đủ sự ấm áp của quê nhà.
Mệt mỏi trong công việc ngày mùa, hay vì đùa chơi, bạn sẽ sung sướng biết bao khi tựa mình vào cây rơm. Vì chắc chắn bạn sẽ ngủ thiếp ngay, vì sự êm đềm của rơm, vì hương đồng cỏ nội đã sẵn đợi vỗ về giấc ngủ của bạn.
Phạm Đức
b) Tìm và viết vào bảng nhóm từ đồng nghĩa với các từ in đậm trong bài:
- Tinh ranh: ………
- Dâng: ………
- Êm đềm: …………
Phương pháp giải:
- Tinh ranh: tinh khôn và ranh mãnh
- Dâng: đưa lên một cách cung kính
- Êm đềm: yên tĩnh, không xao động, gợi cảm giác yên ổn
Lời giải chi tiết:
- Tinh ranh: tinh nghịch, tinh khôn, ranh mãnh, ranh ma, ma lanh, khôn ngoan, khôn lỏi,..
- Dâng: tặng, hiến, nộp, cho, biếu, đưa,..
- Êm đềm: êm ả, yên ả, êm ái, êm dịu,…
Câu 8
Tìm từ trái nghĩa với từ in đậm để điền vào chỗ trống trong các thành ngữ, tục ngữ sau:
a) Có mới nới …….
b) Xấu gỗ, …. nước sơn
c) Mạnh dùng sức, …. dùng mưu
Phương pháp giải:
Em làm theo yêu cầu của bài tập.
Lời giải chi tiết:
a) Có mới nới cũ
b) Xấu gỗ, tốt nước sơn
c) Mạnh dùng sức, yếu dùng mưu
ĐỀ THI, ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
TẢ ĐỒ VẬT
Unit 3. Where did you go on holiday?
Tuần 30: Ôn tập về: Đo diện tích, đo thể tích, đo thời gian. Ôn tập về phép cộng các số tự nhiên, phân số, số thập phân
TẢ CÂY CỐI