Bài 14A: Những tấm lòng cao đẹp
Bài 14B: Hạt vàng làng ta
Bài 14C: Làm biên bản cuộc họp
Bài 15A: Buôn làng đón cô giáo mới
Bài 15B: Những công trình mới
Bài 15C: Những người lao động
Bài 16A: Tấm lòng người thầy thuốc
Bài 16B: Thầy cúng đi viện
Bài 16C: Từ ngữ miêu tả
Bài 17A: Người dời núi mở đường
Bài 17B: Những bài ca lao động
Bài 17C: Ôn tập về câu
Câu 1
Xếp 6 từ in đậm trong đoạn sau thành ba cặp từ đồng nghĩa:
Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.
HỒ CHÍ MINH
M: 1/ nước nhà – non sông
Phương pháp giải:
Em hãy tự giải thích nghĩa của từng từ, những từ nào có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau thì đó là những từ đồng nghĩa.
Lời giải chi tiết:
Các cặp từ đồng nghĩa có trong đoạn văn trên là:
- Cặp 1: Nước nhà – Non sông: dùng để chỉ đất nước.
- Cặp 2: Xây dựng – Kiến thiết: dùng để chỉ hành động gây dựng một cái gì đó đến khi thành hệ thống.
- Cặp 3: Năm châu – Hoàn cầu: dùng để chỉ chung toàn thế giới
Câu 2
Viết từ đồng nghĩa với mỗi từ sau đây: đẹp, to, học tập
M: đẹp – xinh
Phương pháp giải:
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
Lời giải chi tiết:
- Những từ đồng nghĩa với từ đẹp: xinh, xinh xắn, xinh tươi, xinh đẹp, mĩ lệ, đẹp đẽ, đèm đẹp,…
- Những từ đồng nghĩa với to: to, lớn, to đùng, to tướng, to kềnh, vĩ đại, khổng lồ,…
- Những từ đồng nghĩa với học tập: học, học hành, học hỏi,…
Câu 3
Đặt câu với một cặp từ đồng nghĩa em vừa tìm được ở hoạt động 2 và viết vào vở.
M: - Quê hương em rất đẹp.
- Bé Hà rất xinh.
Phương pháp giải:
Em làm theo yêu cầu của bài tập.
Lời giải chi tiết:
- Lan là một cô bé vừa xinh xắn lại vừa tốt bụng.
- Bằng một cái phất tay của bà tiên, chú bé tí hon đã biến thành khổng lồ.
- Nhiệm vụ của học sinh là phải chăm chỉ học hành.
Câu 4
a) Nghe thầy cô đọc và viết vào vở:
Việt Nam thân yêu
Việt Nam đất nước ta ơi!
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
Cánh cò bay lả dập dờn,
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.
Quê hương biết mấy thân yêu,
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau.
Mặt người vất vả in sâu,
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn.
Đất nghèo nuôi những anh hùng,
Chìm trong máu chảy lại vùng đứng lên.
Đạp quân thù xuống đất đen,
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa.
Nguyễn Đình Thi
b) Đổi bài với bạn để soát và sửa lỗi.
Câu 5
Điền tiếng thích hợp vào mỗi chỗ trống để hoàn chỉnh các đoạn văn viết về ngày Độc lập. Biết rằng:
(1) chứa tiếng bắt đầu bằng ng hoặc ngh
(2) chứa tiếng bắt đầu bằng g hoặc gh
(3) chứa tiếng bắt đầu bằng c hoặc k
Ngày độc lập
Mùng 2 tháng 9 năm 1945 - một (1) ... đáng (2) ... nhớ. Hà Nội tưng bừng màu đỏ. Một vùng trời bát (1)... cờ, đèn, hoa và biểu (1)...
Các nhà máy đều (1)... việc. Chợ búa không họp. Mọi hoạt động sản xuất, buôn bán của thành phố tạm ngừng. Già, trẻ, (2)..., trai đều xuống đường. Mọi người đều thấy mình cần có mặt trong (1)... hội lớn của dân tộc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trước hàng triệu đồng bào. Lời của vị lãnh tụ điềm đạm, ấm áp, khúc chiết, rõ ràng; từng câu, từng tiếng đi vào lòng người...
Buổi lễ (3)... thúc bằng những lời thề độc lập. Đó là ý chí (3)... toàn dân Việt Nam (3)... quyết thực hiện lời Hồ Chủ tịch trong bản Tuyên ngôn: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.
Lịch sử đã sang trang. Một kỉ nguyên mới bắt đầu: (3)... nguyên của Độc lập, Tự do, Hạnh phúc.
Theo VÕ NGUYÊN GIÁP
Phương pháp giải:
Em chú ý vào gợi ý của đề bài để điền từ thích hợp vào chỗ trống:
(1) chứa tiếng bắt đầu bằng ng hoặc ngh
(2) chứa tiếng bắt đầu bằng g hoặc gh
(3) chứa tiếng bắt đầu bằng c hoặc k
Lời giải chi tiết:
Ngày độc lập
Mùng 2 tháng 9 năm 1945 - một ngày đáng ghi nhớ. Hà Nội tưng bừng màu đỏ. Một vùng trời bát ngát cờ, đèn, hoa và biểu ngữ.
Các nhà máy đều nghỉ việc. Chợ búa không họp. Mọi hoạt động sản xuất, buôn bán của thành phố tạm ngừng. Già, trẻ, gái, trai đều xuống đường. Mọi người đều thấy mình cần có mặt trong ngày hội lớn của dân tộc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trước hàng triệu đồng bào. Lời của vị lãnh tụ điềm đạm, ấm áp, khúc chiết, rõ ràng; từng câu, từng tiếng đi vào lòng người...
Buổi lễ kết thúc bằng những lời thề độc lập. Đó là ý chí của toàn dân Việt Nam kiên quyết thực hiện lời Hồ Chủ tịch trong bản Tuyên ngôn: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.
Lịch sử đã sang trang. Một kỉ nguyên mới bắt đầu: Kỉ nguyên của Độc lập, Tự do, Hạnh phúc.
Theo VÕ NGUYÊN GIÁP
Câu 6
Điền chữ cái thích hợp với mỗi chỗ trống:
Âm đầu | Đứng trước i, ê, e | Đứng trước các âm còn lại |
Âm “cờ” | Viết là …. | Viết là …. |
Âm “gờ” | Viết là …. | Viết là …. |
Âm “ngờ” | Viết là ….. | Viết là …. |
Phương pháp giải:
Em làm theo yêu cầu của bài tập, điền chữ cái thích hợp vào chỗ trống.
Lời giải chi tiết:
Âm đầu | Đứng trước i, ê, e | Đứng trước các âm còn lại |
Âm “cờ” | Viết là k | Viết là c |
Âm “gờ” | Viết là gh | Viết là g |
Âm “ngờ” | Viết là ngh | Viết là ng |
Unit 17. What would you like to eat?
Chuyên đề 10. Hình học
Tuần 1: Ôn tập về phân số. Phân số thập phân
Giải: Cùng em học toán lớp 5 tập 1
Tuần 14: Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân. Chia một số tự nhiên cho một số thập phân. Chia một số thập phân cho một số thập phân