Bài 19A: Người công dân số Một
Bài 19B: Người công dân số Một (tiếp theo)
Bài 19C: Cách nối các vế câu ghép - Kết bài trong bài văn tả người
Bài 20A: Gương sáng người xưa
Bài 20B: Trách nhiệm công dân
Bài 20C: Hoạt động tập thể
Bài 21A: Trí dũng song toàn
Bài 21B: Những công dân dũng cảm
Bài 21C: Luyện viết văn tả người
Câu 1
Cùng chơi: Thi ghép nhanh các thẻ từ
- Mỗi nhóm có một bộ thẻ từ. Ghép thẻ từ "công dân" với các thẻ từ: "gương mẫu", "ý thức", "nghĩa vụ", "quyền", "danh dự", "bổn phận", "trách nhiệm" để điền thành cụm từ có nghĩa. Nhóm nào ghép nhanh nhất thì thắng cuộc.
- Viết các cụm từ đã ghép được vào vở.
Lời giải chi tiết:
Một số cụm từ có thể ghép được như sau:
nghĩa vụ công dân, quyền công dân, ý thức công dân, bổn phận công dân, trách nhiệm công dân, danh dự công dân, công dân danh dự, công dân gương mẫu,…
Câu 2
Chọn nghĩa ở cột A thích hợp với mỗi cụm từ ở cột B
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ để ghép nối sao cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Câu 3
Viết đoạn văn theo đề bài sau:
- Viết 3 – 4 câu nêu cảm nghĩ của em về câu nói của Bác Hồ khi đến thăm đền Hùng: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.”
- Đổi bài với bạn để sửa lỗi.
- Một số em đọc đoạn văn trước lớp.
- Lớp nhận xét, bình chọn đoạn văn hay nhất.
Phương pháp giải:
- Nêu ý nghĩa câu nói của bác?
- Bản thân em phải làm gì?
Lời giải chi tiết:
“Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” là câu nói mà bác Hồ đã nói cùng với các chiến sĩ trong một lần tới thăm đền Hùng ở Phú Thọ. Câu nói vừa cho thấy được bác đã dành một sự biết ơn to lớn cho công lao dựng nước của các vua Hùng, đồng thời cũng nhắc nhở mỗi một người dân chúng ta cần phải cùng nhau góp công, góp sức giữ gìn giang sơn, đất nước tươi đẹp mà người xưa đã dựng xây. Là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, em nghĩ mình cần phải học tập tốt, tu dưỡng và rèn luyện đạo đức để mai này góp công sức đưa đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới.
Câu 4
a) Nghe thầy cô đọc và viết vào vở: Trí dũng song toàn (từ Thấy sứ thần Việt Nam … đến hết)
b) Đổi bài với bạn để soát và sửa lỗi.
Lời giải chi tiết:
Thấy sứ thần Việt Nam dám lấy việc quân đội cả ba triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng để đối lại, vua Minh giận quá sai người ám hại ông.
Thi hài Giang Văn Minh được đưa về nước. Vua Lê Thần Tông đến tận linh cữu ông, khóc tha:
- Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ.
Điếu văn của vua Lê còn có câu: “Ai cũng sống, sống như ông, thật đáng sống. Ai cũng chết, chết như ông, chết như sống”
Câu 5
Thi tìm và viết các từ (chọn bài a hoặc b)
a) Có chứa tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi, có nghĩa như sau:
- Giữ lại để dùng về sau
- Biết rõ, thành thạo
- Đồ đựng đan bằng tre, nứa, đáy phẳng, thành cao (thường dùng để đựng cua, cá)
b) Chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã, có nghĩa như sau:
- Dám đương đầu với khó khăn, nguy hiểm
- Lớp mỏng bọc bên ngoài của cây, quả
- Đồng nghĩa với giữ gìn
Mỗi nhóm được nhận một số thẻ bìa và bút dạ để viết từ, sau đó dán các thẻ từ lên bảng lớp. Nhóm nào tìm được đúng và nhanh nhất thì thắng cuộc.
Phương pháp giải:
Em đọc thật kĩ để tìm ra được đáp án đúng
Lời giải chi tiết:
a)
- Giữ lại để dùng về sau: để dành, dành dụm
- Biết rõ, thành thạo: rành
- Đồ đựng đan bằng tre, nứa, đáy phẳng, thành cao (thường dùng để đựng cua, cá): cái giành, cái rổ
b)
- Dám đương đầu với khó khăn, nguy hiểm: dũng cảm
- Lớp mỏng bọc bên ngoài của cây, quả: vỏ
- Đồng nghĩa với giữ gìn: bảo vệ
Câu 6
Chọn bài a hoặc b
a. Chọn để điền r, d hay gi vào mỗi chỗ trống trong bài thơ sau. Viết lại các từ có chứa tiếng vừa điền vào vở
b. Chọn để đặt dấu hỏi hay dấu ngã trên các chữ in đậm trong mẫu chuyện vui “Sợ mèo không biết”. Viết lại các từ chứa tiếng vừa điền dấu thanh vào vở
Sợ mèo không biết
Một người bênh hoang (1) tương, suốt ngày ngỡ mình là chuột. Cuối cùng được ra viện nhưng anh ta cứ đứng tần ngần (2) mai ở cổng viện mà không đi. Một bác sĩ thấy lạ bèn hỏi. Bệnh nhân sợ (3) hai (4) giai thích:
- Bên (5) công có một con mèo
Bác sĩ bảo:
- Nhưng anh viết mình không (6) phai là chuột cơ mà
Anh chàng trả lời:
- Tôi biết như vậy có ăn thua gì. (7) Nhơ con mèo nó không biết điều ấy thì sao
(Theo Bí quyết sống lâu)
Đổi bài với bạn để soát và sửa lỗi.
Một số em đọc lại câu chuyện trước lớp
Phương pháp giải:
Em đọc thật kĩ để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
a. (1) rầm (2) rì, (3) dạo nhạc, (4) dịu, (5) rào, (6) giờ, (7) dáng
b. (1) tưởng, (2) mãi, (3) hãi, (4) giải, (5) cổng, (6) phải, (7) nhỡ
Bài 7: Tôn trọng phụ nữ
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 5
ĐỀ THI, ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
TIẾNG VIỆT 5 TẬP 1
Chuyên đề 8. Bài toán về tỉ số phần trăm