Bài 19A: Người công dân số Một
Bài 19B: Người công dân số Một (tiếp theo)
Bài 19C: Cách nối các vế câu ghép - Kết bài trong bài văn tả người
Bài 20A: Gương sáng người xưa
Bài 20B: Trách nhiệm công dân
Bài 20C: Hoạt động tập thể
Bài 21A: Trí dũng song toàn
Bài 21B: Những công dân dũng cảm
Bài 21C: Luyện viết văn tả người
Câu 1
Điền cặp quan hệ từ thích hợp với mỗi chỗ trống để tạo các câu ghép:
a. .... chủ nhật này trời đẹp ..... chúng ta sẽ đi cắm trại.
b. .... bạn Nam phát biếu ý kiến ..... cả lớp lại trầm trồ khen ngợi.
c. ..... ta chiếm được ngọn đồi này ..... trận đánh sẽ rất thuận lợi.
Nếu … thì…; nếu mà … thì ….; hễ … thì ….; hễ mà …. thì…; giá mà… thì…
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ để điền cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống.
Lời giải chi tiết:
a.Nếu chủ nhật này trời đẹp thì chúng ta sẽ đi cắm trại.
b. Hễ bạn Nam phát biếu ý kiến thì cả lớp lại trầm trồ khen ngợi.
c. Nếu mà ta chiếm được ngọn đồi này thì trận đánh sẽ rất thuận lợi.
Câu 2
Thêm vào mỗi chỗ trống một quan hệ từ và về câu thích hợp để tạo thành câu ghép:
a. Hễ em làm xong các bài tập Tiếng Việt........................
b. Nếu chúng ta chu quan.............................
c. .................... thì Hồng đã có nhiều tiến bộ trong học tập.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ để thêm cặp quan hệ từ và vế câu phù hợp vào chỗ trống.
Ví dụ: Nếu … thì…; nếu mà … thì ….; hễ … thì ….; hễ mà …. thì…; giá mà… thì…
Lời giải chi tiết:
a. Hễ em làm xong các bài tập Tiếng Việt thì Ngọc lại mượn vở của em.
b. Nếu chúng ta chủ quan thì chúng ta sẽ chuốc lấy thất bại.
c. Nếu mà Hồng chăm chỉ hơn thì Hồng đã có nhiều tiến bộ trong học tập.
Câu 3
a) Nghe thầy cô đọc, viết vào vở bài thơ sau:
Hà Nội
(Trích)
Hà Nội có chong chóng
Cứ tự xoay trong nhà
Không cần trời nổi gió
Không cần bạn chạy xa
Hà Nội có Hồ Gươm
Nước xanh như pha mực
Bên hồ ngọn Tháp Bút
Viết thơ lên trời cao.
Mấy năm giặc bắn phá
Ba Đình vẫn xanh cây
Trăng vàng chùa Một Cột
Phủ Tây Hồ hoa bay
(Trần Đăng Khoa)
Chú ý viết hoa đúng các tên riêng trong bài.
b) Đổi bài với bạn để soát lỗi.
Câu 4
Đọc đoạn văn và thực hiện yêu cầu ở dưới:
Vậy là việc đã quyết định rồi. Nhụ đi và sau đó cả nhà sẽ đi. Đã có một làng Bạch Đằng Giang do những người dân chài lập ra ở đảo Mõm Cá Sấu. Hòn đảo đang bồng bềnh đâu đó ở mãi phía chân trời...
(Theo TRẦN NHUẬN MINH)
a. Tìm trong đoạn văn và viết lại vào vở:
- Danh từ riêng là tên người
- Danh từ riêng là tên địa lí
b. Nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam
Phương pháp giải:
Em làm theo yêu cầu của bài tập.
Lời giải chi tiết:
a)
- Danh từ riêng là người: Nhụ
- Danh từ riêng là tên địa lí: Bạch Đằng Giang, Mõm Cá Sấu
b) Quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam
Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam, cần phải viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó
Câu 5
Viết vào phiếu học tập một số tên người, tên địa lí mà em biết (chia sẻ vứi bạn trong nhóm về kết quả của em)
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ rồi hoàn thành bài.
Lời giải chi tiết:
Chương 3. Hình học
Bài tập cuối tuần 30
Chuyên đề 6. Bài toán tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch
TẢI 10 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 TOÁN 5
CHƯƠNG II: SỐ THẬP PHÂN. CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ THẬP PHÂN