Bài 19A: Người công dân số Một
Bài 19B: Người công dân số Một (tiếp theo)
Bài 19C: Cách nối các vế câu ghép - Kết bài trong bài văn tả người
Bài 20A: Gương sáng người xưa
Bài 20B: Trách nhiệm công dân
Bài 20C: Hoạt động tập thể
Bài 21A: Trí dũng song toàn
Bài 21B: Những công dân dũng cảm
Bài 21C: Luyện viết văn tả người
Câu 1
Chơi Giải ô chữ
Ô chữ đã được chuẩn bị sẵn trong bảng nhóm hoặc tờ giấy khổ to.
a) Hàng ngang là những từ còn thiếu trong các câu sau:
1/ Bầu ơi … lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
2/ Nực cười châu chấu đá xe
Tưởng …. chấu ngã ai dè xe nghiêng
3/ Cá không ăn … cá ươn
Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư.
4/ Dù ai nói đông nói …
Lòng ta vẫn vững như cây giữa rừng
5/ Nhiễu … phủ lấy giá gương
Người trong một nước thì thương nhau cùng
6/ … cao bởi có đất bồi
Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu.
7/ Nước lã mà vã lên hồ
… không mà nổi cơ đồ mới ngoan
8/ Ăn quả … kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng
9/ … sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
10/ Một cây làm chẳng nên …
Ba cây chụm lại thành hòn núi cao.
11/ Thương người như thể … thân
b) Viết lại từ hàng dọc
- Từng nhóm thảo luận để giải ô chữ trên bảng nhóm
- Các nhóm trình bày kết quả trước lớp. Nhóm nào xong trước sẽ thắng cuộc..
Lời giải chi tiết:
Ô chữ hàng dọc là chữ: TRUYỀN THỐNG
Câu 2
Thi đọc (theo phiếu)
Các nhóm lần lượt chơi hái hoa:
- Từng em đọc thuộc lòng một đoạn văn hoặc đoạn thơ theo yêu cầu ghi trên phiếu
- Trả lời 1 – 2 câu hỏi của các bạn về bài đọc.
- Nghe đánh giá của các bạn
Câu 3
a) Kể tên 3 bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong 9 tuần vừa qua.
b) Nêu dàn ý của một bài tập đọc nói trên.
- Em chọn một trong ba bài tập đọc để viết thành dàn ý.
- Cấu tạo của một bài văn tả cảnh gồm 3 phần. Em xác định phần mở bài, thân bài, kết bài trong bài văn em đã chọn và nêu nội dung của từng đoạn.
Lưu ý: Bài Tranh làng Hồ là một đoạn trích chỉ có phần thân bài.
Phương pháp giải:
Em làm theo yêu cầu của bài tập.
Lời giải chi tiết:
a) Có ba bài tập đọc là văn miêu tả trong 9 tuần đầu của học kì 2 là:
- Phong cảnh đền Hùng
- Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
- Tranh Làng Hồ.
b) Dàn ý bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
- Mở bài: Nguồn gốc hội thối cơm thi ở Đồng Vân (Mở bài trực tiếp).
- Thân bài:
+ Hoạt động lấy lửa và chuẩn bị nấu cơm.
+ Hoạt động nấu cơm.
- Kết bài: Chấm thi - Niềm tự hào của những người đoạt giải. (Kết bài không mở rộng).
Câu 4
Nêu một chi tiết hoặc câu văn mà em thích trong bài tập đọc được kể tên ở hoạt động 3 và cho biết vì sao em thích chi tiết đó hoặc câu văn đó.
Phương pháp giải:
M: Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xoè hoa.
Em thích nhất câu văn này vì nó đã gợi ra trước mắt em hình ảnh những bông hoa và đàn bướm rất sinh động, đầy màu sắc.
Từng em trình bày, các bạn góp ý, nhận xét.
Lời giải chi tiết:
Em thích những câu văn tả hoạt động thổi cơm và đan xen uốn lượn trên sân đình vì đó là những câu viết rất giản dị dễ hiểu giúp người đọc hình dung rất rõ sự độc đáo, vẻ đẹp của hội thổi cơm thi.
Câu 5
a) Nghe thầy cô đọc, viết vào vở bài văn sau:
Bà cụ bán hàng nước chè
Gốc bàng to quá, có những cái mắt to hơn cái gáo dừa, có những cái lá to bằng cái mẹt bún của bà bún ốc. Không biết cây bàng này năm chục tuổi, bảy chục tuổi hay cả một trăm tuổi. Nhiều người ngồi uống nước ở đây những lúc quán nước vắng khách đã ngắm kĩ gốc bàng, rồi lại ngắm sang phía bà cụ bán hàng nưóc. Bà cụ không biết bao nhiêu tuổi giời, không biết bao nhiêu tuổi lao động, bán quán được bao nhiêu năm. Chỉ thấy đầu bà cụ bạc trắng, trắng hơn cả cái mớ tóc giả của các diễn viên tuồng chèo vẫn đóng vai các bà cụ nhân đức.
Theo NGUYỄN TUÂN
b) Đổi bài với bạn để soát và sửa lỗi
Câu 6
Viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả ngoại hình của một cụ già mà em biết
Phương pháp giải:
Em lựa chọ những chi tiết tiêu biểu để tả làm nổi bật ngoại hình của một cụ già, ví dụ: dáng người, làn da, mái tóc, khuôn mặt, đôi mắt, giọng nói.
Lời giải chi tiết:
Cụ Tú là hàng xóm của gia đình em đã từ rất lâu rồi. Cụ năm nay đã ngoài 70 tuổi nhưng vẫn còn khoẻ mạnh lắm. Cụ đi lại nhanh nhẹn và làm việc thì nhanh thoăn thoắt. Tóc của cụ đã bạc trắng, làn da điểm những chấm đồi mồi nhưng răng của cụ thì vẫn chắc khoẻ lắm. Cụ lúc nào cũng tự hào về hàm răng của mình. Đôi mắt đục mờ, thỉnh thoảng hay nhìn xa xăm và chảy nước mắt không nguyên cớ. Mỗi lúc như thế em lại thấy thương cái dáng vẻ cô đơn khi ấy của cụ biết bao. Cụ nói chuyện từ tốn, chậm dãi, giọng nói trầm trầm vô cùng truyền cảm. Em thích được ngồi bên cạnh, nghe cụ kể những câu chuyện từ thuở xa xưa. Mỗi lần nắm lấy đôi bàn tay nhăn nheo, chai sạn của cụ em lại cảm thấy bùi ngùi. Những năm tháng đi qua để lại cho cụ những chai sạn không chỉ bên ngoài mà cả trong lòng nữa. Em mong cụ luôn mạnh khoẻ, vui vẻ và sống thật lâu bên con cháu.
Câu 7
Tìm từ ngữ thích hợp với mỗi ô trống để liên kết các câu trong những đoạn văn sau:
a) Con gấu càng leo lên cao thì khoảng cách giữa nó và tôi càng gần lại. Đáng gờm nhất là những lúc mặt nó quay vòng về phía tôi: chỉ một thoáng gió vẩn vơ tạt từ hướng tôi sang nó là "mùi người" sẽ bị gấu phát hiện...xem ra nó đang say bộng mật ong hơn là tôi.
Theo Trần Thanh Địch
b) Lũ trẻ ngồi im nghe các cụ già kể chuyện. Hôm sau, ...rủ nhau ra cồn cát cao tìm những bông hoa tím. Lúc về, tay đứa nào cũng đầy một nắm hoa.
Theo Trần Nhật Thu
c) Ánh nắng lên tới bờ cát, lướt qua những thân tre nghiêng nghiêng, vàng óng. Nắng đã chiếu sáng loà cửa biển. Xóm lưới cũng ngập trong... đó. Sứ nhìn những làn khói bay lên từ các mái nhà chen chúc của bà con làng biển. ...còn thấy rõ những vạt lưới đan bằng sợi ni lông óng ánh phất phơ bên cạnh những vạt lưới đen ngăm trùi trũi. ...sớm đẫm chiếu người Sứ. Ánh nắng chiếu vào đôi mắt ..., tắm mượt mái tóc, phủ đầy đôi bờ vai tròn trịa của...
Theo Anh Đức
Phương pháp giải:
Ở đoạn c, từ nắng ở câu 3, câu 6 lặp lại từ nắng ở câu 2.
Lời giải chi tiết:
a) Con gấu càng leo lên cao thì khoảng cách giữa nó và tôi càng gần lại. Đáng gờm nhất là những lúc mặt nó quay vòng về phía tôi: chỉ một thoáng gió vẩn vơ tạt từ hướng tôi sang nó là "mùi người" sẽ bị gấu phát hiện nhưng xem ra nó đang say bộng mật ong hơn là tôi.
Theo Trần Thanh Địch
b) Lũ trẻ ngồi im nghe các cụ già kể chuyện. Hôm sau, chúng rủ nhau ra cồn cát cao tìm những bông hoa tím. Lúc về, tay đứa nào cũng đầy một nắm hoa.
Theo Trần Nhật Thu
c) Ánh nắng lên tới bờ cát, lướt qua những thân tre nghiêng nghiêng, vàng óng. Nắng đã chiếu sáng loà cửa biển. Xóm lưới cũng ngập trong nắng đó. Sứ nhìn những làn khói bay lên từ các mái nhà chen chúc của bà con làng biển. Chị còn thấy rõ những vạt lưới đan bằng sợi ni lông óng ánh phất phơ bên cạnh những vạt lưới đen ngăm trùi trũi. Nắng sớm đẫm chiếu người Sứ. Ánh nắng chiếu vào đôi mắt chị, tắm mượt mái tóc, phủ đầy đôi bờ vai tròn trịa của chị
(Theo Anh Đức)
Chương 2. Số thập phân. Các phép tính với số thập phân
CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE - KHOA HỌC 5
VNEN TIẾNG VIỆT 5 - TẬP 2
PHẦN 4: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Môi trường và tài nguyên