Bài 19A: Người công dân số Một
Bài 19B: Người công dân số Một (tiếp theo)
Bài 19C: Cách nối các vế câu ghép - Kết bài trong bài văn tả người
Bài 20A: Gương sáng người xưa
Bài 20B: Trách nhiệm công dân
Bài 20C: Hoạt động tập thể
Bài 21A: Trí dũng song toàn
Bài 21B: Những công dân dũng cảm
Bài 21C: Luyện viết văn tả người
Câu 1
Điền vào chỗ trống trong phiếu sau để hoàn chỉnh cách làm bài văn tả con vật
Ôn tập về tả con vật a) Bài văn tả con vật gồm ba phần: - Mở bài: Giới thiệu về … - Thân bài: + Tả đặc điểm hình dáng. + Tả thói quen sinh hoạt và …. - Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em đối với …. b) Trình tự tả con vật: - Tả hình dáng rồi tả … Có thể tả bao quát rồi tả … - Tả hình dáng xen lẫn tả hoạt động, thói quen sinh hoạt của con vật. c) Các giác quan được sử dụng khi quan sát: …. , ….., d) Biện pháp tu từ thường được sử dụng khi tả con vật: so sánh,… |
Lời giải chi tiết:
Ôn tập về tả con vật
a. Bài văn tả con vật gồm ba phần:
- Mở bài: Giới thiệu về con vật sẽ tả.
- Thân bài:
+ Tả đặc điểm hình dáng.
+ Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật.
- Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em đối với con vật.
b. Trình tự tả con vật:
- Tả hình dáng rồi tả hoạt động.
Có thể tả bao quát rồi tả chi tiết.
- Tả hình dáng xen lẫn tả hoạt động, thói quen sinh hoạt của con vật.
c. Các giác quan được sử dụng khi quan sát: mắt, tai, mũi, tay.
d. Biện pháp tu từ thường được sử dụng khi tả con vật: so sánh, nhân hóa.
Câu 2
Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi
Chim hoạ mi hót
Chiều nào cũng vậy, con chim hoạ mi ấy không biết từ phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ờ vườn nhà tôi mà hót.
Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tường như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.
Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày.
Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con hoạ mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi.
a) Bài văn trên gồm mấy đoạn ? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì ?
b) Tác giả bài văn quan sát chim hoạ mi hót bằng những giác quan nào ?
c) Em thích những chi tiết và hình ảnh so sánh nào ? Vì sao ?
Phương pháp giải:
a. Em đọc kĩ bài văn và xác định nội dung chính của từng đoạn.
b. Em tìm những chi tiết miêu tả chú hoạ mi hót và thử suy nghĩ xem để miêu tả được như vậy tác giả đã phải dùng giác quan nào để quan sát?
c. Em cảm nhận và hoàn thành bài tập. So sánh chính là đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng, các từ so sánh thường được dùng là: như, như là, là, tựa như, tựa,...
Lời giải chi tiết:
a) Bài văn gồm 4 đoạn:
- Đoạn 1 (Câu đầu) - (Mở bài tự nhiên)
Giới thiệu sự xuất, hiện của chim hoạ mi vào các buổi chiều.
- Đoạn 2 (tiếp theo đến mờ rủ xuống cỏ cây)
Tả tiếng hót đặc biệt của hoạ mi vào buổi chiều.
- Đoạn 3 (tiếp theo đến cuộc viễn du trong bóng đêm dày).
Tả cách ngủ rất đặc biệt của họa mi trong đêm.
- Đoạn 4 phần còn lại - (Kết bài không mở rộng)
Tả cách hót chào nắng sớm rất đặc biệt của họa mi
b) Tác giả quan sát chim hoạ mi bằng nhiều, giác quan:
- Bằng thị giác (mắt):
Nhìn thấy chim hoạ mi bay đến đậu trong bụi tầm xuân - thấy hoạ mi nhắm mắt, thu đầu vào lông cổ ngủ khi đêm đến - thấy hoạ mi kéo dài cổ ra mà hót, xù lông giũ hết những giọt sương, nhanh nhẹn chuyền bụi nọ sang bụi kia, tìm sâu ăn lót dạ rồi vỗ cánh bay đi.
- Bằng thính giác (tai):
Nghe tiếng hót của chim hoạ mi vào các buổi chiều (khi êm đềm, khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế, ăm thanh vang mãi trong tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh), nghe tiếng hót vang lừng chào nắng sớm của nó vào các buổi sáng.
c) Em rất thích hình ảnh so sánh trong bài (bài chỉ có mộl hình ảnh so sánh):
Tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã như một điệu đàn trong bóng xế, âm thanh vang mãi trong tĩnh mịch... vì hình ảnh so sánh đó gợi tả rất đúng, rất đặc biệt tiếng hót hoạ mi âm vang trong buổi chiều tĩnh mịch.
Câu 3
a) Viết đoạn văn khoảng 5 câu tả hình dáng (hoặc hoạt động) của một con vật mà em yêu thích.
b) Đọc lại, sửa và hoàn chỉnh đoạn văn; trao đổi với bạn về đoạn văn em đã viết
Phương pháp giải:
- Đặc điểm hình dáng: thân mình, màu lông, đầu, tai, mắt, mũi, miệng,…
- Hoạt động: ăn, ngủ, chơi, bắt chuột, trông nhà,…
Lời giải chi tiết:
Khi em đi học về đã thấy Mi Mi đợi em trước cửa nhà. Mi Mi là chú mèo nhỏ nhà em nuôi từ bé. Mi Mi có thân hình thon gọn và bộ lông trắng muốt như bông. Cái đầu nhỏ như một quả bóng ten-nít. Đôi tai giống hình tam giác, mỏng hằn lên cả những tia máu. Nhưng em thích nhất chính là đôi mắt và cái mũi của Mi Mi. Mắt tròn long lanh rất đáng yêu. Nhưng khi đêm xuống, đôi mắt ấy lại sáng như đèn pha và trở thành nỗi khiếp sợ của lũ chuột. Mũi của Mi Mi hồng hồng lại ươn ướt dễ thương vô cùng. Em rất yêu Mi Mi, em mong chú ta khoẻ mạnh và ở bên gia đình em mãi.
Câu 4
Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ tài năng.
1) Nhớ lại những truyện về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ tài năng và chọn một truyện theo yêu cầu.
Gợi ý:
a) Truyện về những nữ anh hùng: Trưng Trắc, Trưng Nhị, Triệu Thị Trinh, Bùi Thị Xuân, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Định,…
b) Truyện về các nhà khoa học xã hội, văn hoá, khoa học nổi tiếng là phụ nữ: Nguyên phi Ỷ Lan, nhà thơ Hồ Xuân Hương, nhà thơ Đoàn Thị Điểm, nữ bác học Ma-ri Quy-ri,…
c) Truyện về những người phụ nữ bình thường mà đảm đang, lí trí.
d) Truyện về các bạn nữ thông minh, tài giỏi: Con gái, Lớp trưởng lớp tôi.
2) Lập dàn ý cho câu chuyện
Phương pháp giải:
Gợi ý:
a) Mở bài: Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh diễn ra câu chuyện
b) Thân bài: Nêu diễn biến của câu chuyện (việc làm, lời nói và suy nghĩ của nhân vật)
c) Kết bài: Nêu kết quả hành động của nhân vật hoặc cảm nghĩ của em về nhân vật
3) Dựa vào dàn ý, kể thành lời. Khi kể, cần chú ý:
a) Chọn từ ngữ phù hợp với nhân vật, hoàn cảnh
b) Thể hiện bằng giọng kể tự nhiên; có thể kết hợp với lời kể với điệu bộ, cử chỉ, nét mặt để lôi cuốn người nghe
Lời giải chi tiết:
Bài làm tham khảo
Hai Bà Trưng
Năm 34 sau Tây Lịch, nhà Đông Hán sai Tô Định sang làm Thái thú quận Giao Chỉ.
Tô Định là một người tham lam tàn bạo. Dân chúng vô cùng oán hận, Lạc hầu, Lạc tướng cũng căm hờn. Còn Lạc tướng huyện Châu Diên là Thi Sách, mưu tính việc chống quân Tàu. Tô Định hay được bèn giết Thi Sách đi. Vợ Thi Sách là Trưng Trắc nổi lên đánh Tô Định để báo thù cho chồng, rửa hận cho nước.
Trưng Trắc là con gái Lạc tướng Mê Linh, nay thuộc tỉnh Phúc Yên. Khi bà cùng em là Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa thì các Lạc tướng và dân chúng hưởng ứng rất đông. Chẳng bao lâu, quân Hai Bà Trưng tràn đi khắp nơi, chiếm được 65 thành trì. Tô Định chống cự không lại trốn chạy về Tàu.
Hai Bà lên ngôi vua, đóng đô ở Mê Linh (năm 40 sau Tây Lịch). Dân chúng vui mừng độc lập.
Trưng Nữ Vương trị vì được hơn một năm thì nhà Đông Hán sai danh tướng là Mã Viện đem binh sang đánh. Quân của Mã Viện là quân thiện chiến, quân ta thì mới nhóm lên, nhưng nhờ sự dũng cảm, quân ta thắng được mấy trận đầu. Quân giặc phải rút về đóng ở vùng Lãng Bạc (tức gần Hồ Tây ở Hà Nội bấy giờ). Sau đó, Mã Viện được thêm viện binh, dùng mưu lừa quân ta kéo lên mạn thượng du rồi đánh úp. Hai Bà thua trận nên rút quân về giữ Mê Linh.
Mùa thu năm 43, Mã Viện đem binh vây đánh thành Mê Linh. Quân ít, thế cùng. Hai Bà phải bỏ chạy. Mã Viện xua quân đuổi theo. Hai Bà nhảy xuống sông Hát (chỗ sông Đáy đổ ra sông Hồng Hà) trẫm mình để khỏi sa vào tay giặc.
Hai Bà Trưng làm vua không được bao lâu nhưng là hai vị anh thư cứu quốc đầu tiên của nước ta nên được hậu thế sùng bái đời đời.
Hiện nay, ở làng Hát Môn, thuộc huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây và làng Đồng Nhân, gần Hà Nội, có đền thờ Hai Bà, hàng năm, đến ngày mồng sáu tháng hai âm lịch là ngày hội để nhớ ơn hai vị nữ tướng.
Câu 5
Trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện
Phương pháp giải:
Từ tinh thần yêu nước, tinh thần bất khuất của Hai Bà Trưng gợi cho em suy nghĩ gì về phụ nữ Việt Nam.
Lời giải chi tiết:
Phụ nữ Việt Nam vô cùng tải giỏi, họ sáng ngời những phẩm chất tốt đẹp như yêu nước, tinh thần bất khuất quyết không hàng phục trước kẻ thù.
Câu 6
Thi kể chuyện trước lớp
Lời giải chi tiết:
Em làm theo yêu cầu của bài tập.
PHẦN 2 : VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
Đề thi học kì 2
Bài tập cuối tuần 34
Bài 4: Nhớ ơn tổ tiên
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 5