Bài 19A: Người công dân số Một
Bài 19B: Người công dân số Một (tiếp theo)
Bài 19C: Cách nối các vế câu ghép - Kết bài trong bài văn tả người
Bài 20A: Gương sáng người xưa
Bài 20B: Trách nhiệm công dân
Bài 20C: Hoạt động tập thể
Bài 21A: Trí dũng song toàn
Bài 21B: Những công dân dũng cảm
Bài 21C: Luyện viết văn tả người
Câu 1
Tìm hiểu nghĩa của từ
Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng: anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang
Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với từ ngữ ở cột A
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ để ghép nối sao cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Câu 2
Thi tìm nhanh những từ ngữ chỉ các phẩm chất của phụ nữ Việt Nam
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời.
Lời giải chi tiết:
Những từ ngữ chỉ các phẩm chất khác của phụ nữ Việt Nam: chăm chỉ, cần cù, nhân hậu, khoan dung, độ lượng, dịu dàng, biết quan tâm đến mọi người, đức hi sinh, nhường nhịn,...
Câu 3
Mỗi câu tục ngữ dưới đây nói lên phẩm chất gì của người phụ nữ Việt Nam? Viết câu trả lời vào vở.
a) Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn (Mẹ bao giờ cũng nhường những gì tốt nhất cho con).
b) Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi (Khi cảnh nhà khó khăn, phải trông cậy vào người vợ hiền. Đất nước có loạn, phải nhờ cậy vị tướng giỏi).
c) Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh (Đất nước có giặc, phụ nữ cũng tham gia diệt giặc).
Phương pháp giải:
a. "Chỗ ướt": Chỗ điều kiện xấu, không thuận lợi.
"Chỗ lành": Chỗ có điều kiện tốt, thuận lợi.
b. Nghĩa đen: Khi cảnh nhà khó khăn phải trông cậy vào người vợ hiền. Đất nước trong cơn loạn lạc phải cậy nhờ những vị tướng giỏi.
c. Nghĩa đen: Một khi giặc đã xâm chiếm, phụ nữ dù có là phái yếu cũng sẽ vùng lên chiến đấu.
Lời giải chi tiết:
a) Lòng thương con, đức hi sinh của người mẹ.
b) Phụ nữ rất đảm đang, giỏi giang, là người giữ gìn hạnh phúc, giữ gìn tổ ấm gia đình.
c) Phụ nữ dũng cảm, anh hùng.
Câu 4
a) Nghe thầy cô đọc và viết vào vở đoạn văn trong bài Tà áo dài Việt Nam (từ Áo dài phụ nữ … đến chiếc áo dài tân thời)
b) Đổi bài với bạn để sửa lỗi
Tà áo dài Việt Nam
Áo dài phụ nữ có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân. Phổ biến hơn là áo tứ thân, được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền ở giữa sống lưng. Đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau. Áo năm thân cũng may như áo tứ thân, chỉ có điều vạt trước phía trái may ghép từ hai thân vải, thành ra rộng gấp đôi vạt vải.
Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời.
Câu 5
Xếp tên các huy chương, danh hiệu và giải thưởng dưới đây vào ô thích hợp viết lại các tên ấy cho đúng:
Nghệ sĩ nhân dân, huy chương vàng, quả bóng bạc, huy chương bạc, nghệ sĩ ưu tú, quả bóng vàng, đôi giày vàng, huy chương đồng, đôi giày bạc
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ rồi xếp vào từng nhóm sao cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Câu 6
Viết vào vở tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương được in nghiêng dưới đây cho đúng.
a) Để tôn vinh các nhà giáo, những người có công với thế hệ trẻ, Nhà nước đã dành cho họ những phần thưởng tinh thần cao quý : các danh hiệu Nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục, Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam.
b) Đặng Ngọc Dương là học sinh khối chuyên Vật lí trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội). Năm học lớp 11, em đoạt huy chương đồng Toán quốc tế. Năm học lớp 12, trong kì thi quốc gia môn Vật lí, em đoạt giải ba. Nhưng ngay sau đó, tại kì thi Vật lí quốc tế, một mình em đoạt cả giải nhất tuyệt đối, huy chương vàng và giải nhất về thực nghiệm.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ rồi hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
a) Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo ưu tú, Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục, Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam.
b) Huy chương Đồng, Giải nhất tuyệt đối.
Huy chương Vàng, Giải nhất về thực nghiệm.
Tuần 25: Bảng đơn vị đo thời gian. Cộng, trừ số đo thời gian
THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT - KHOA HỌC 5
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 5
Bài 14: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
TẢ LOÀI VẬT