Bài 19A: Người công dân số Một
Bài 19B: Người công dân số Một (tiếp theo)
Bài 19C: Cách nối các vế câu ghép - Kết bài trong bài văn tả người
Bài 20A: Gương sáng người xưa
Bài 20B: Trách nhiệm công dân
Bài 20C: Hoạt động tập thể
Bài 21A: Trí dũng song toàn
Bài 21B: Những công dân dũng cảm
Bài 21C: Luyện viết văn tả người
Câu 1
Cùng chơi: Giải ô chữ
a) Hàng ngang là những tiếng hoặc từ còn thiếu trong các câu sau đây:
(1) …… non dễ uốn
(2) …. già măng mọc
(3) …… lên ba, cả nhà học nói
(4) Trẻ ……. như búp trên cành.
(5) Trẻ em hôm nay, thế giới ngày ……..
b) Ghi lại từ hàng dọc: …
- Từng nhóm thảo luận để giải ô chữ trên bảng nhóm
- Các nhóm trình bày kết quả trước lớp. Nhóm nào xong trước sẽ thắng cuộc.
Phương pháp giải:
Em dựa vào phần gợi ý để giải ô chữ.
Lời giải chi tiết:
Ô chữ hàng dọc: Trẻ em
Câu 2
Dưới đây là một câu chuyện em đã học từ lớp 3. Giả sử em là một chữ cái (hoặc một dấu câu) làm thư kí cuộc họp, em hãy viết biên bản cuộc họp ấy :
Cuộc họp của chữ viết
Vừa tan học, các chữ cái và dấu câu đã ngồi lại họp. Bác Chữ A dõng dạc mờ đầu :
- Thưa các bạn ! Hôm nay, chúng ta họp để tìm cách giúp đỡ em Hoàng. Hoàng hoàn toàn không biết chấm câu. Có đoạn văn em viết thế này : "Chú lính bước vào đầu chú. Đội chiếc mũ sắt dưới chân. Đi đôi giày da trên trán lấm tấm mồ hôi."
Có tiếng xì xào :
- Thế nghĩa là gì nhỉ ?
Nghĩa là thế này : "Chú lính bước vào. Đầu chú đội chiếc mũ sắt. Dưới chân đi đôi giày da. Trên trán lấm tấm mồ hôi."
Tiếng cười rộ lên. Dấu Chấm nói :
- Theo tôi, tất cả là do cậu này chẳng bao giờ để ý đến dấu câu. Mỏi tay chỗ nào, cậu ta chấm chỗ ấy.
Cả mấy dấu câu đều lắc đầu :
- Ẩu thế nhỉ !
Bác Chữ A đề nghị :
- Từ nay, mỗi khi em Hoàng định chấm câu, anh Dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn một lần nữa đã. Được không nào ?
Phỏng theo TRẦN NINH HỒ
Phương pháp giải:
- Trước hết, em cần nhớ lại mẫu biên bản đã học ở học kì I. Biên bản cần phản ánh đầy đủ sự việc và trình bày theo đúng quy định như sau:
a) Mở đầu: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản, thời gian, địa điểm và các thành viên tham gia.
b) Nội dung chính: Mục đích, tình hình hiện tại, cách giải quyết.
c) Kết thúc: Các thành viên kí tên vào biên bản
- Em đọc lại câu chuyện Cuộc họp của chữ viết. Dựa vào mẫu nêu trên, tưởng tượng mình là thư kí trong cuộc họp của các chữ viết, viết biên bản cuộc họp ấy.
Lời giải chi tiết:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
BIÊN BẢN HỌP (Lớp 5C)
1. Thời gian, địa điểm.
- Thời gian: 16h30’, ngày 18/5/2018
- Địa điểm: lớp 5C, Trường Tiểu học Hùng Vương
2. Thành viên tham dự: các chữ cái và dấu câu
- Chủ tọa, thư kí:
- Chủ tọa: bác Chữ A
- Thư kí: Chữ C
3. Nội dung cuộc họp:
- Bác Chữ A phát biểu: Mục đích cuộc họp — tìm cách giúp đỡ Hoàng không biết chấm câu. Tình hình hiện nay: Vì Hoàng hoàn toàn không biết chấm câu nên đã viết những câu rất vô nghĩa.
- Anh Dấu Chấm phân tích nguyên nhân: Khi viết, Hoàng không để ý đến các dấu câu, mỏi tay chỗ nào, chấm chỗ ấy.
- Đề nghị của Bác Chữ A và cách giải quyết, phân việc: Từ nay, mỗi khi Hoàng định chấm câu, Anh Dấu Chấm phải yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn. Anh Dấu Chấm có trách nhiệm giám sát Hoàng thực hiện nghiêm túc điều này.
- Tất cả các chữ cái và dấu câu tán thành ý kiến của chủ tọa.
- Cuộc họp kết thúc vào 17h30', ngày 18/5/2018.
Người lập biên bản kí Chủ tọa kí
Chữ C Chữ A
Câu 3
Thi đọc (theo phiếu)
Các nhóm lần lượt chơi hái hoa
- Em đọc một đoạn trong bài tập đọc từ bài 29A đến bài 34C
- Trả lời một, hai câu hỏi của các bạn về bài đọc.
- Nghe đánh giá của thầy cô và các bạn.
Phương pháp giải:
Em làm theo yêu cầu của đề bài.
Lời giải chi tiết:
Em chủ động hoàn thành bài tập.
Câu 4
a) Nghe bài thơ sau:
Trẻ con ở Sơn Mỹ
(trích)
Cho tôi nhập vào chân trời các em
Chân trời ngay trên cát
Sóng ồn ào phút giây nín bặt
Ôi biển thèm hóa được trẻ thơ
Tóc bết đầy nước mặn
Chúng ùa chạy mà không cần tới đích
Tay cầm cành củi khô
Vớt từ biển những vỏ ốc âm thanh
Mặt trời chảy trên bàn tay nhỏ xíu
Gió à à u u như ngàn cối xay xay lúa
Trẻ con là hạt gạo của trời
Cho tôi nhập vào chân trời các em
Hoa xương rồng chói đỏ
Tuổi thơ đứa bé da nâu
Tóc khét nắng màu râu bắp
Thả bò những ngọn đồi vòng quanh tiếng hát
Nắm cơm khoai ăn với cá chuồn
Chim bay phía vầng mây như đám cháy
Phía lời ru bầu trời tím lại
Võng dừa đưa sóng thở ngoài kia
Những ngọn đèn dầu tắt vội dưới màn sao
Đêm trong trẻo rộ lên tràng chó sủa
Những con bò đập đuôi nhai lại cỏ
Mùi rơm nồng len lỏi giữa cơn mơ
b) Bài thơ gợi ra những hình ảnh rất sống động về trẻ em. Hãy miêu tả một hình ảnh mà em thích nhất.
c)Tác giả quan sát buổi chiều tối và ban đêm ở vùng quê ven biển bằng những giác quan nào ? Hãy nêu một hình ảnh hoặc chi tiết mà em thích trong bức tranh phong cảnh ấy.
Phương pháp giải:
b) M: Trẻ em đang nô đùa trên bãi biển. Các em vớt lên những vỏ ốc đủ hình thù sặc sỡ dưới ánh mặt trời; áp vỏ ốc vào tai để nghe lời tâm sự của biển. Tiếng gió biển lùa qua vỏ ốc à à u u như ngàn cối xay lúa. (Đoạn văn dựa vào khổ thơ thứ tư)
c) Em đọc khổ thơ cuối của bài thơ. Tìm những câu thơ miêu tả cảnh chiều tối và ban đêm ở vùng quê ven biển bằng những giác quan khác nhau. Chú ý xem những câu thơ ấy là sự cảm nhận của những giác quan nào.
Lời giải chi tiết:
a) Tuổi thơ đứa bé da nâu. Tóc khét nắng màu râu bắp. Thả bò những ngọn đồi vòng quanh tiếng hát. Nẳm cơm khoai ăn với cá chuồn. Những hình ảnh đó gợi cho em nhớ lại lời ba kể về tuổi thơ nghèo khổ của ba ngày xưa...
b) Buổi chiều tối và ban đêm ở vùng quê ven biển được nhà thơ "tả bằng cảm nhận của nhiều giác quan".
- Thị giác (mắt) để thấy hoa xương rồng chói đỏ, những em bé da nâu tóc khét nắng màu râu bắp, chim bay phía vầng mây như đám cháy / võng dừa đưa sóng, những ngọn đèn bắt vội dưới màn sao, những con bò nhai cỏ...
- Bằng thính giác (tai) để nghe tiếng hét của những đứa trẻ thả bò / nghe thấy lời ru / nghe thấy tiếng đập đuôi của những con bò đang nhai lại cỏ.
- Bằng khứu giác (mũi) để ngửi thấy mùi rơm nồng len lỏi giữa cơn mơ.
Câu 5
a) Nghe thầy cô đọc, viết vào vở bài thơ Trẻ con ở Mĩ Sơn (Từ đầu đến Trẻ con là hạt gạo của trời)
b) Đổi bài với bạn để soát và sửa lỗi.
Phương pháp giải:
Cách trình bày thơ thể hiện tự do và viết đúng những chữ dễ viết sai (Sơn Mỹ bết...)
Lời giải chi tiết:
Trẻ con ở Sơn Mỹ
Cho tôi nhập vào chân trời các em
Chân trời ngay trên cát
Sóng ồn ào phút giây nín bặt
Ôi biển thèm hóa được trẻ thơ
Tóc bết đầy nước mặn
Chúng ùa chạy mà không cần tới đích
Tay cầm cành củi khô
Vớt từ biển những vỏ ốc âm thanh
Mặt trời chảy trên bàn tay nhỏ xíu
Gió à à u u như ngàn cối xay xay lúa
Trẻ con là hạt gạo của trời.
Câu 6
Dựa vào hiểu biết của em và những hình ảnh được gợi ra từ bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ, hãy viết một đoạn văn khoảng 5 câu theo một trong các đề bài sau :
a) Tả một đám trẻ đang chơi đùa hoặc đang chăn trâu, chăn bò.
b) Tả một buổi chiều tối hoặc một đêm yên tĩnh ở vùng biển hoặc ở một làng quê.
Phương pháp giải:
a) Đám trẻ chăn bò, bạn nào tóc cũng đỏ như râu ngô. Da các bạn đen nhẻm vì ngâm mình trong nước biển, phơi mình trong nắng gió. Các bạn đang thung thăng trên mình trâu, nghêu ngao hát trên đồi cỏ xanh.
b) Chiều xuống. Mặt trời đằng tây đỏ như hòn lửa. Mặt biển màu tím sẫm, sóng vỗ rì rào. Xóm chài ẩn hiện sau hàng dừa đã thấp thoáng ánh đèn.
Lời giải chi tiết:
Viết đoạn văn khoảng 5 câu theo yêu cầu của tiết học.
Trở về quê hương, điều khiến em cảm thấy vui nhất là gặp gỡ đám bạn chăn trâu trong xóm. Mấy bạn ấy chỉ chừng bằng tuổi em. Ấy thế mà bạn nào bạn nấy da cũng đen nhẻm vì dãi nắng dầm sương. Cuộc sống nơi thôn quê nhọc nhằn và vất vả in hằn trên gương mặt của từng bạn. Chỉ có nụ cười là vẫn như vậy, tươi rói và rạng rỡ như ánh nắng ngày hạ. Em rất quý và thương các bạn, hè năm tới em sẽ lại xin bố được về quê thăm ông bà và gặp lại các bạn.
Tuần 28: Luyện tập chung về: Thời gian, vận tốc, quãng đường, ôn tập về số tự nhiên, phân số
LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Toán lớp 5
Bài tập cuối tuần 6
Bài tập cuối tuần 5