Bài 14A: Những tấm lòng cao đẹp
Bài 14B: Hạt vàng làng ta
Bài 14C: Làm biên bản cuộc họp
Bài 15A: Buôn làng đón cô giáo mới
Bài 15B: Những công trình mới
Bài 15C: Những người lao động
Bài 16A: Tấm lòng người thầy thuốc
Bài 16B: Thầy cúng đi viện
Bài 16C: Từ ngữ miêu tả
Bài 17A: Người dời núi mở đường
Bài 17B: Những bài ca lao động
Bài 17C: Ôn tập về câu
Câu 1
Chọn những từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau:
Chúng tôi đang hành quân tới nơi cắm trại – một thắng cảnh của đất nước. Bạn Lệ ... (1) trên vai chiếc ba lô con cóc, hai tay vung vẩy, vừa đi vừa hát véo von. Bạn Thư điệu đà ... (2) túi đựng đàn ghi ta. Bạn Tuấn “đô vật” vai ... (3) một thùng giấy đựng nước uống và đồ ăn. Hai bạn Tân và Hưng to, khoẻ cùng hăm hở ... (4) thứ đồ lỉnh kỉnh nhất là lều trại. Bạn Phượng bé nhỏ nhất thì ... (5) trong nách mấy tờ báo Nhi đồng cười, đến chỗ nghỉ là giở ra đọc ngay cho cả nhóm nghe.
(xách, đeo, khiêng, kẹp, vác)
Phương pháp giải:
Giải thích một số từ đã cho:
- xách: cầm nhấc lên hay mang đi bằng một tay, để buông thẳng xuống.
- đeo: mang đồ vật nào đó lên người, thường là những đồ dễ tháo, dễ cởi.
- khiêng: nâng hoặc chuyển vật nặng, cồng kềnh bằng sức của hai hoặc nhiều người.
- kẹp: giữ chặt lại một vật nào đó bằng cách ép mạnh lại từ hai phía.
- vác: di chuyển một vật nặng hoặc cồng kềnh bằng cách đặt lên vai
Đọc kĩ, quan sát tranh rồi điền từ thích hợp vào chỗ trống
Lời giải chi tiết:
Chúng tôi đang hành quân tới nơi cắm trại – một thắng cảnh của đất nước. Bạn Lệ đeo trên vai chiếc ba lô con cóc, hai tay vung vẩy, vừa đi vừa hát véo von. Bạn Thư điệu đà xách túi đựng đàn ghi ta. Bạn Tuấn “đô vật” vai vác một thùng giấy đựng nước uống và đồ ăn. Hai bạn Tân và Hưng to, khoẻ cùng hăm hở khiêng thứ đồ lỉnh kỉnh nhất là lều trại. Bạn Phượng bé nhỏ nhất thì kẹp trong nách mấy tờ báo Nhi đồng cười, đến chỗ nghỉ là giở ra đọc ngay cho cả nhóm nghe.
Câu 2
Lời giải nghĩa nào dưới đây nêu được nghĩa chung của cả 3 câu tục ngữ Cáo chết ba năm quay đầu về núi; Lá rụng về cội; Trâu bảy năm còn nhớ chuồng?
Em chọn ý đúng để trả lời:
a. Làm người phải thuỷ chung.
b. Gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên.
c. Loài vật thường nhớ nơi ở cũ.
Phương pháp giải:
Em giải thích nghĩa của từng câu tục ngữ rồi kết luận ý nghĩa chung của cả ba câu.
Lời giải chi tiết:
Ba câu tục ngữ này có ý chỉ gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên. Như chú cáo chết ba năm quay đầu về núi, về nơi mình đã từng sinh sống. Như chiếc lá rụng xuống rồi cũng sẽ trở về cội nguồn của mình. Như chú trâu dẫu có xa tới bảy năm vẫn còn luôn nhớ cái chuồng xưa cũ của mình.
Chọn đáp án: b. Gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên.
Câu 3
Dựa theo ý một khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu, hãy viết một đoạn văn miêu tả màu sắc của những sự vật mà em yêu thích. Trong đoạn văn có sử dụng những từ đồng nghĩa.
Phương pháp giải:
M: Khổ thơ:
Em yêu màu vàng
Lúa đồng chín rộ,
Hoa cúc mùa thu,
Nắng trời rực rỡ
- Đoạn văn:
Trong các màu, em thích nhất là màu vàng. Đó là màu vàng ươm của những bông lúa đang rung rinh trong gió. Đó là màu vàng rực của những bông hoa cúc đang khoe sắc trong vườn. Đó là màu vàng hoe của nắng mùa thu ấm áp.
Lời giải chi tiết:
- Khổ thơ nói về màu đen:
Bên cạnh những sắc màu rực rỡ còn có những màu giản đơn nhưng quan trọng không thể thiếu như màu đen. Đó là màu đen nhánh của những hòn than. Đó là màu đen láy trong đôi mắt tròn xoe của bé. Đó là màu đen tuyền trong những đêm tĩnh lặng.
- Khổ thơ nói về màu tím
Trong các màu sắc em tích nhất màu tím, màu sắc gợi nhớ đến sự thuỷ chung một lòng. Đó là màu tím lịm của hoa cà, hoa sim. Đó là màu tím thẫm trong chiếc khăn của chị. Đó là là màu tím tươi mới trong nét mực của em.
Câu 4
Sau đây là 4 đoạn văn tả cảnh vật sau cơn mưa chưa hoàn chỉnh. Em hãy chọn một đoạn và viết thêm vào những chỗ có dấu (...) để được một đoạn văn hoàn chỉnh.
Đoạn 1: Lộp độp, lộp độp. Mưa rồi. Cơn mưa ào ào đổ xuống làm cho mọi hoạt động dường như ngừng lại. Mưa ào ạt (...). Một lát sau, mưa ngớt dần rồi tạnh hẳn.
Đoạn 2: Ánh nắng lại chiếu sáng rực rỡ trên những thảm cỏ xanh. Nắng lấp lánh như đùa giỡn, nhảy nhót với những gợn sóng trên dòng sông Nhuệ. Mấy chú chim không rõ tránh mưa ở đâu giờ đã đậu trên cành cây cất tiếng hót véo von. Chị gà mái tơ (...). Đàn gà con (...). Chú mèo khoang (...)
Đoạn 3: Sau cơn mưa, có lẽ cây cối, hoa lá là tươi đẹp hơn cả (...).
Đoạn 4: Con đường trước cửa đang khô dần. Trên đường, xe cộ qua lại nườm nượp như mắc cửi (...). Góc phố, mấy cô bé đang chơi nhảy dây. Những bím tóc tun ngủn vung vẩy theo từng nhịp chân nhảy.
Phương pháp giải:
Con đọc thật kĩ rồi thêm các câu vào chỗ trống để hoàn thiện đoạn văn.
Lời giải chi tiết:
Đoạn 1: Lộp độp, lộp độp. Mưa rồi. Cơn mưa ào ào đổ xuống làm cho mọi hoạt động dường như ngừng lại. Mưa ào ạt. Những chú chim hót véo von ban nãy giờ không biết đã bay đi đâu. Trên đường, người người đi lại vội vã. Dường như ai cũng hối hả chạy đua cùng những cơn mưa. Dưới mái hiên, vài người không có áo mưa đứng trú tạm. Mưa ào ạt rơi ướt đẫm những mái nhà. Cây cối như được gột rửa khỏi những lớp bụi bám lâu ngày. Trên mặt đường, nước theo dòng chảy ồ ồ vào những cống thoát nước ngầm. Một lát sau, mưa ngớt dần rồi tạnh hẳn.
Đoạn 2: Ánh nắng lại chiếu sáng rực rỡ trên những thảm cỏ xanh. Nắng lấp lánh như đùa giỡn, nhảy nhót với những gợn sóng trên dòng sông Nhuệ. Mấy chú chim không rõ tránh mưa ở đâu giờ đã đậu trên cành cây cất tiếng hót véo von. Chị gà mái tơ đứng giữa sân rỉa lại bộ lông của mình. Đàn gà con quanh quẩn bên đôi chân mẹ. Chú mèo khoang vươn mình trong nắng mới.
Đoạn 3: Sau cơn mưa, có lẽ cây cối, hoa lá là tươi đẹp hơn cả. Dạo trước vì nắng nắng hạn mà cây cối như thiếu đi một phần sức sống. Nay mưa về cây cối dường như lại xanh hơn và tươi hơn. Vài giọt nắng tinh nghịch như còn đang chạy trên những chiếc lá, những cành cây như muốn reo vui.
Đoạn 4: Con đường trước cửa đang khô dần. Trên đường, xe cộ qua lại nườm nượp như mắc cửi. Mọi người lại hối hả quay trở về nhịp sống thường nhật của mình. Những người đi đường áo tơi đã bỏ qua từ lúc nào. Vài người trú mưa dưới hiên ban nãy đã lại cười nói tiếp tục công việc của mình. Góc phố, mấy cô bé đang chơi nhảy dây. Những bím tóc tun ngủn vung vẩy theo từng nhịp chân nhảy.
Câu 5
a) Chọn một phần trong dàn ý bài văn tả cơn mưa em đã lập được ở bài 3B, viết thành một đoạn văn.
b) Đọc đoạn văn của em cho các bạn nghe, nhóm bình chọn đoạn văn hay nhất.
Phương pháp giải:
Em xem lại dàn ý tuần trước rồi lựa chọn một phần dàn ý rồi viết thành đoạn văn dựa vào dàn ý được chọn đó.
Lời giải chi tiết:
Lựa chọn tả cảnh vật trong cơn mưa
Từng hạt mưa bắt đầu rơi lộp độp trên những mái hiên. Rồi mưa ào ào trắng xoá đất trời. Thỉnh thoảng trong cơn mưa còn bất chợt nghe thấy tiếng sấm ầm ầm và ánh chớp loá lên xé ngang bầu trời. Cây cối hai bên đường tha hồ được cơn mưa tắm mát, vỗ về. Mưa xối xả ngập lụt từng con đường. Người người hối hả trong những chiếc áo mưa lái xe xé tan màn mưa để trở về nhà thật nhanh. Đâu đó dưới mái hiên, vài người đứng lại trú mưa. Lũ chim ướt thượt lượt, nép mình trong những tán cây lớn.
Chương 5. Ôn tập
Các thể loại văn tham khảo lớp 5
Chương 3. Hình học
Tuần 30: Ôn tập về: Đo diện tích, đo thể tích, đo thời gian. Ôn tập về phép cộng các số tự nhiên, phân số, số thập phân
VBT TOÁN 5 - TẬP 2