Bài 14A: Những tấm lòng cao đẹp
Bài 14B: Hạt vàng làng ta
Bài 14C: Làm biên bản cuộc họp
Bài 15A: Buôn làng đón cô giáo mới
Bài 15B: Những công trình mới
Bài 15C: Những người lao động
Bài 16A: Tấm lòng người thầy thuốc
Bài 16B: Thầy cúng đi viện
Bài 16C: Từ ngữ miêu tả
Bài 17A: Người dời núi mở đường
Bài 17B: Những bài ca lao động
Bài 17C: Ôn tập về câu
Câu 1
Nhớ - viết đoạn thơ trong bài Ê-mi-li, con… (từ Ê-mi-li con ôi! Đến hết)
Ê-mi-li con tôi!
Trời sắp tối rồi…
Cha không bế con về được nữa!
Khi đã sáng bùng lên ngọn lửa
Đêm nay mẹ đến tìm con
Con sẽ ôm lấy mẹ mà hôn
Cho cha nhé
Và con sẽ nói giùm với mẹ:
Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn!
Oa-sinh tơn
Buổi hoàng hôn
Ôi những linh hồn
Còn, mất?
Đã đến phút lòng ta sáng nhất!
Ta đốt thân ta
Cho ngọn lửa sáng lòa
Sự thật.
Câu 2
a) Viết vào vở những tiếng có chứa ưa hoặc ươ trong hai khổ thơ dưới đây:
Thuyền đậu, thuyền đi hạ kín mui
Lưa thưa mưa biển ấm chân trời
Chiếc tàu chở cá về bến cảng
Khói lẫn màu mây tưởng đảo khơi.
Em bé thuyền ai ra giỡn nước
Mưa xuân tươi tốt cả cây buồm
Biển bằng không có dòng xuôi ngược
Cơm giữa ngày mưa gạo trắng thơm.
(Huy Cận)
b) Nêu nhận xét về cách ghi dấu thanh ở các tiếng có ưa và ươ
Phương pháp giải:
Em làm theo yêu cầu của bài tập.
Lời giải chi tiết:
a) – Những tiếng có chứa ưa: lưa, thưa, mưa, mưa, giữa, mưa
- Những tiếng có chứa ươ: tưởng, tươi, ngược
b) Nhận xét cách ghi dấu thanh ở các tiếng có chứa ưa và ươ:
- Trong tiếng có chứa ưa (không có âm cuối): Đặt dấu thanh ở chữ cái đầu của âm chính ưa – chữ ư
- Trong tiếng có chứa ươ (có âm cuối): Đặt dấu thanh ở chữ cái thứ hai của âm ươ – chữ ơ
Câu 3
Tìm tiếng có chứa ưa hoặc ươ thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ, tục ngữ dưới đây:
a) Cầu được ……. thấy
b) Năm nắng, …….. mưa
c) …….. chảy đá mòn
d) ……… thử vàng, gian nan thử sức
e) Lựa lời mà nói cho …….. lòng nhau
g) Nắng tốt dưa, ……. tốt lúa
Phương pháp giải:
Em làm theo yêu cầu của bài tập.
Lời giải chi tiết:
a) Cầu được ước thấy
b) Năm nắng, mười mưa
c) Nước chảy đá mòn
d) Lửa thử vàng, gian nan thử sức
e) Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
g) Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa
Câu 4
Thi xếp các thẻ từ vào nhóm thích hợp trong bảng:
- Xếp những từ có chứa tiếng hữu ở các thẻ từ vào bảng phân loại, nhóm nào xếp đúng và nhanh sẽ thắng cuộc.
- Viết vào vở kết quả phân loại đúng.
Hữu có nghĩa là bạn bè | Hữu có nghĩa là có |
M: hữu nghị | M: hữu ích |
Phương pháp giải:
Em xác định nghĩa của tiếng hữu trong từng từ rồi sắp xếp vào từng nhóm thích hợp.
Lời giải chi tiết:
có nghĩa là bạn bè | Hữu có nghĩa là có |
Chiến hữu, thân hữu, hữu nghị, bằng hữu, bạn hữu, hữu hảo | Hữu hiệu, hữu tình, hữu ích, hữu dụng |
Câu 5
Đặt hai câu với từ có tiếng hữu mang nghĩa khác nhau
Phương pháp giải:
Em làm theo yêu cầu của bài tập.
Lời giải chi tiết:
- Bố tôi vàchú Long là những chiến hữu vào sinh ra tử với nhau.
- Mỗi lúc tôi cần, bố luôn đưa ra những lời khuyên hữu ích cho tôi.
Câu 6
Làm bài tập trong phiếu học tập
1) Nối các từ có tiếng hợp với nhóm A hoặc B
2) Đặt một câu với một từ chứa tiếng hợp
Phương pháp giải:
Em làm theo yêu cầu của bài tập.
Lời giải chi tiết:
1) Nối
2) Đặt câu:
- Chú Bình và chú Thắng cùng hợp tác thực hiện nhiệm vụ lần này của cơ quan.
- Nhiều người cho rằng nghề giáo viên chỉ phù hợp với con gái.
Bài 7: Tôn trọng phụ nữ
Bài tập cuối tuần 13
Chủ đề 1 : Bước đầu đến với máy tính
Địa lí thế giới
Tuần 31: Ôn tập về: Phép trừ, phép nhân, phép chia