Bài 14A: Những tấm lòng cao đẹp
Bài 14B: Hạt vàng làng ta
Bài 14C: Làm biên bản cuộc họp
Bài 15A: Buôn làng đón cô giáo mới
Bài 15B: Những công trình mới
Bài 15C: Những người lao động
Bài 16A: Tấm lòng người thầy thuốc
Bài 16B: Thầy cúng đi viện
Bài 16C: Từ ngữ miêu tả
Bài 17A: Người dời núi mở đường
Bài 17B: Những bài ca lao động
Bài 17C: Ôn tập về câu
Câu 1
a) Tìm ở cột B lời giải nghĩa thích hợp cho từ chạy trong mỗi câu ở cột A và viết vào vở theo mẫu:
b) Dòng nào dưới đây nêu đúng nét nghĩa chung của từ chạy có trong tất cả các câu ở cột A trên đây:
1/ Hoạt động di chuyển
2/ Hoạt động di chuyển bằng chân
3/ Hoạt động di chuyển bằng phương tiện giao thông
Phương pháp giải:
a) Em đọc kĩ cả hai cột để nối sao cho phù hợp.
M: 1 – c
b) Em đọc kĩ và xem dòng nào bao quát nghĩa của tất cả các trường hợp ở câu a
Lời giải chi tiết:
a) Ta ghép nối như sau:
1 – c
2 – d
3 – a
4 – b
b) Dòng nêu đúng nét nghĩa chung của từ chạy có trong tất cả các câu ở cột A đó là:
1/ Hoạt động di chuyển
Câu 2
Từ ăn trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc:
a. Bác Lê lội ruộng nhiều nên bị nước ăn chân.
b. Cứ chiều chiều, Vũ lại nghe tiếng còi tàu vào cảng ăn than.
c. Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi cùng ăn bữa cơm tối rất vui vẻ.
Phương pháp giải:
- Ăn (nghĩa gốc): chỉ hoạt động đưa thức ăn vào miệng của người hoặc động vật.
Lời giải chi tiết:
- Trong các câu trên từ ăn được dùng với nghĩa gốc chỉ hoạt động đưa thức ăn vào miệng của người hoặc động vật là:
Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi lại cùng nhau ăn bữa cơm tối rất vui vẻ
- Trong các câu trên từ ăn được dùng với nghĩa chuyển, là các câu
+Bác Lê lội ruộng nhiều nên bị nước ăn chân
+Cứ chiều chiều Vũ lại nghe thấy tiếng còi tàu vào cảng ăn hàng
Vậy ta chọn đáp án: c. Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi cùng ăn bữa cơm tối rất vui vẻ.
Câu 3
Đặt câu để phân biệt các nghĩa của từ đi hoặc từ đứng.
a. Câu có từ đi:
- Mang nghĩa 1: tự di chuyển bằng bàn chân.
- Mang nghĩa 2: mang (xỏ) vào chân hoặc tay để che, giữ.
b. Câu có từ đứng:
- Mang nghĩa 1: ở tư thế thân thẳng, chân đặt trên mặt nền.
- Mang nghĩa 2: ngừng chuyển động
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các nghĩa rồi đặt câu sao cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
a) Câu có từ đi
- Mang nghĩa 1: Ông em bị đau chân nên đi rất chậm.
- Mang nghĩa 2: Trời trở lạnh, mẹ nhắc An nhớ đi tất vào chân trước khi ra ngoài.
b) Câu có từ đứng
- Mang nghĩa 1: Vì không học thuộc bài cũ nên Nam bị cô giáo bắt đứng ở cuối lớp
- Mang nghĩa 2: Buổi trưa, trời đứng gió khiến không khí thật ngột ngạt.
Câu 4
Luyện tập viết đoạn văn tả cảnh.
a) Đọc đề bài sau
Dựa vào dàn ý mà em đã lập trong tuần trước, hãy viết một đoạn văn miêu tả cảnh sông nước.
Gợi ý:
b) Chuẩn bị:
1) Xác định đối tượng miêu tả của đoạn văn (miêu tả đặc điểm nào của cảnh hoặc bộ phận nào của cảnh,…)
2) Xác định trình tự miêu tả trong đoạn:
- Theo trình tự miêu tả: sáng, trưa, chiều, tối; xuân, hạ, thu, đông,…
- Theo trình tự không gian: từ xa đến gần, từ cao xuống thấp,…
- Theo cảm nhận của từng giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác,…
3) Tìm những chi tiết nổi bật, những liên tưởng thú vị sẽ trình bày trong đoạn.
4) Viết câu văn thể hiện tình cảm, cảm xúc
5) Xác định nội dung của câu mở đoạn và câu kết đoạn:
- Câu mở đoạn có thể nêu ý toàn đoạn: giới thiệu cảnh vật hoặc nêu đặc điểm sẽ miêu tả.
- Câu kết đoạn có thể nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của mình về cảnh.
c) Viết đoạn văn đó vào vở
d) Đổi bài với bạn để góp ý cho nhau
Lời giải chi tiết:
Quê hương em có con sông Bắc Hưng Hải, mỗi lần đi đâu xa trở về em đều muốn quay trở lại nơi này. Nhìn từ trên cao, con sông giống như một tấm vải dài, uốn lượn quanh co, hiền hòa. Dòng sông mang màu nâu đục, chở nặng phù sa vào tưới tiêu cho đồng ruộng. Hai bên bờ sông là hai hàng cây xanh mướt, rợp bóng mát. Phía xa xa là nhà cửa, làng mạc lấp ló sau những rặng cây. Sáng sớm, khi mà mặt trời bắt đầu rục rịch cựa mình sau những đám mây, hai hàng cây hãy còn phủ mình trong sương sớm, thảm cỏ phía dưới còn đẫm những hạt sương đêm, dòng sông đã bắt đầu chảy trôi hiền hòa. Khi mặt trời ló rạng, chim chóc trên từng cành cây bắt đầu ríu rít hót líu lo báo hiệu một ngày mới. Con người cũng xuất hiện hòa mình vào cuộc sống thường ngày. Buổi trưa đến dòng sông lại trở về với sự yên ả hiếm thấy. Ánh nắng chói chang chiếu xuống lòng sông như được trải một lớp bạc. Đứng từ trong những bóng cây râm mát nhìn ra thật sự có chút chói mắt. Gió từ đâu thổi vi vu vào từng cành cây, ngọn cỏ mang theo hơi thở sông nước. Chiều đến cả khúc sông lại nhộn nhịp bởi những hoạt động thường ngày của con người. Vài chiếc thuyền trên sông qua lại kéo theo cả vài cánh bèo trôi theo. Tối đến khi màn đêm buông xuống, dòng sông lại trở về với vẻ tĩnh mịch vốn có. Chỉ còn nghe thấy tiếng sáo thanh thanh trong đêm như ca bài ca yêu cuộc sống hơn sau mỗi ngày vất vả. Nhịp sống mỗi ngày vẫn như vậy nhưng dù có đi đâu xa em vẫn luôn nhớ về con sông quê hương, nhớ từng nhành cây, ngọn cỏ nơi này, nhớ cả những con người bé nhỏ với nhịp sống thầm lặng mà hối hả ở nơi đây.
Câu 5
Đọc đoạn văn trước lớp
- Từng em đọc đoạn văn của mình trong nhóm, mỗi nhóm chọn các đoạn văn hay để đọc trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, góp ý.
Chủ đề 4 : Thế giới Logo của em
Tuần 25: Bảng đơn vị đo thời gian. Cộng, trừ số đo thời gian
Chủ đề 4 : Đến với thế giới Logo
VBT TOÁN 5 - TẬP 1
Chủ đề 1 : Bước đầu đến với máy tính