VNEN Toán 5 - Tập 2

B. Hoạt động thực hành - Bài 95 : Bài toán về chuyển động ngược chiều

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Câu 1
Câu 2
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Câu 1
Câu 2

Câu 1

Quãng đường CD dài 108km. Hai xe máy khởi hành cùng một lúc, một xe đi từ C đến D với vận tốc 35km/giờ, một xe đi từ D đến C với vận tốc 37km/giờ. Hỏi kể từ lúc bắt đầu đi, sau mấy giờ hai xe máy gặp nhau?

Phương pháp giải:

- Tính quãng đường cả hai xe đi được trong 1 giờ.

- Tính thời gian đi để hai xe gặp nhau ta lấy độ dài quãng đường CD chia cho quãng đường cả hai xe đi được trong 1 giờ.

Lời giải chi tiết:

Tóm tắt

Hai xe chuyển động ngược chiều và cùng một lúc

Quãng đường: 108km

V1: 35km/giờ

V2: 37km/giờ

Gặp nhau: ... giờ?

Bài giải

Sau mỗi giờ, cả hai xe máy đi được quãng đường là :

             35 + 37 = 72 (km)

Thời gian đi để hai xe máy gặp nhau là :

            108 : 72 =  1,5 (giờ)

                        Đáp số: 1,5 giờ.

Câu 2

Cùng lúc 8 giờ 15 phút sáng có một xe máy đi từ tỉnh A đến tỉnh B với vận tốc 40 km/giờ và một ô tô đi từ tỉnh B đến tỉnh A với vận tốc 55 km/giờ. Quãng đường từ tỉnh A đến tỉnh B là 190km. Hỏi hai xe gặp nhau lúc mấy giờ?

Phương pháp giải:

- Tính quãng đường cả hai xe đi được trong 1 giờ.

- Tính thời gian đi để hai xe gặp nhau ta lấy độ dài quãng đường từ tỉnh A đến tỉnh B chia cho quãng đường cả hai xe đi được trong 1 giờ.

- Tìm thời gian lúc hai xe gặp nhau ta lấy thời gian lúc hai xe khởi hành cộng với thời gian đi để hai xe gặp nhau.

Lời giải chi tiết:

Tóm tắt

Hai xe chuyển động động ngược

Cùng xuất phát: 8 giờ 15 phút

V1: 40 km/giờ

V2: 55 km/giờ

Quãng đường: 190km

Gặp nhau lúc: ... giờ ... phút?

Bài giải

Sau mỗi giờ, cả hai xe đi được quãng đường là :

            40 + 55 = 95 (km)

Thời gian đi để hai xe gặp nhau là :

            190 : 95 = 2 (giờ)

Hai xe gặp nhau lúc :

   8 giờ 15 phút + 2 = 10 giờ 15 phút

                      Đáp số: 10 giờ 15 phút. 

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận

Bài giải cùng chuyên mục

Phân tích bài thơ Tự Tình của Hồ Xuân Hương (Bài 2) Thân phận lẽ mọn của người phụ nữ trong xã hội phong kiến là một đề tài khá phổ biến trong văn học dân gian và văn học viết thời hiện đại.
Phân tích bài thơ Tự Tình của Hồ Xuân Hương - Lớp 11 Bài thơ diễn tả một tình cảm đáng thương, một số phận đáng cảm thông, một khát vọng đáng trân trọng, một tâm trạng đáng được chia sẻ của người phụ nữ trong xã hội xưa.
Tự tình 2 - Hồ Xuân Hương Hai câu đầu, một câu tả cảnh, một câu tả người. Mối quan hệ giữa cảnh và tình cần được chú ý...
Bình giảng bài thơ Tự Tình II (Hồ Xuân Hương) : Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn .... Mảnh tình san sẻ tí con con. Khát vọng của Hồ Xuân Hương về mưu cầu hạnh phúc lứa đôi cũng chính là khát vọng của muôn vàn phụ nữ: một khát vọng chính đáng
Phân tích bài thơ “Tự tình” của Hồ Xuân Hương Hồ Xuân Hương là nhà thơ lớn của dân tộc. Tuy sáng tác của bà để lại không nhiều, chủ yếu là những bài thơ Nôm truyền tụng và tập thơ chữ Hán Lưu Hương kí, song bà đã khẳng định được vị trí của mình trên thi đàn của văn học Việt Nam với một phong cách thơ vô cùng độc đáo.
Xem thêm
Bạn có câu hỏi cần được giải đáp?
logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi