Bài 19A: Người công dân số Một
Bài 19B: Người công dân số Một (tiếp theo)
Bài 19C: Cách nối các vế câu ghép - Kết bài trong bài văn tả người
Bài 20A: Gương sáng người xưa
Bài 20B: Trách nhiệm công dân
Bài 20C: Hoạt động tập thể
Bài 21A: Trí dũng song toàn
Bài 21B: Những công dân dũng cảm
Bài 21C: Luyện viết văn tả người
Đề bài
Kể lại cho người thân nghe câu chuyện Chiếc đồng hồ. Chia sẻ với người thân điều em học được từ câu chuyện.
Lời giải chi tiết
Chuyện kể tham khảo:
Mẹ ơi hôm nay đi học con được nghe cô giáo kể một câu chuyện rất có ý nghĩa về Bác Hồ kính yêu. Câu chuyện có tên là Chiếc đồng hồ. Để con kể lại cho mẹ nghe nhé:
Năm 1954, trong một cuộc họp cán bộ ở Bắc Giang, mọi người nhận được tin Trung ương rút bớt một số người đi học lớp tiếp quản Thủ đô, các cán bộ danh dự hội nghị bàn tán sôi nổi. Ai nấy đều háo hức muốn đi. Không khí của buổi họp cũng vì thế mà bị phân tán.
Giữa lúc đó Bác Hồ đến thăm hội nghị. Các đại biểu ùa ra đón Bác.
Khi nói đến nhiệm vụ của toàn Đảng trong lúc này, Bác bỗng rút trong túi áo ra một chiếc đồng hồ quả quýt. Bác mượn câu chuyện về chiếc đồng hồ để đả thông tư tưởng cán bộ một cách hóm hỉnh. Các bộ phận của một chiếc đồng hồ cũng ví như các cơ quan của một Nhà nước, như các nhiệm vụ cách mạng. Đã là nhiệm vụ của cách mạng thì đều là quan trọng, đều cần phải làm.
Câu chuyện về chiếc đồng hồ của Bác khiến cho ai nấy đều thấm thía, tự mình đánh tan những thắc mắc riêng tư.
Mẹ ơi chỉ bằng một chiếc đồng hồ bé nhỏ Bác Hồ đã đả thông được tư tưởng cho các đại biểu trong hội nghị. Đọc câu chuyện này xong con cũng hiểu được một điều thật đáng quý: Mỗi công việc đều quan trọng và đáng quý, cần làm việc theo đúng phân công, không nên so bì hoặc ích kỉ chỉ nghĩ đến việc riêng của mình.
Bài 9: Em yêu quê hương
Địa lí thế giới
Chủ đề 4 : Thế giới Logo của em
Bài tập cuối tuần 14
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5