Bài 14A: Những tấm lòng cao đẹp
Bài 14B: Hạt vàng làng ta
Bài 14C: Làm biên bản cuộc họp
Bài 15A: Buôn làng đón cô giáo mới
Bài 15B: Những công trình mới
Bài 15C: Những người lao động
Bài 16A: Tấm lòng người thầy thuốc
Bài 16B: Thầy cúng đi viện
Bài 16C: Từ ngữ miêu tả
Bài 17A: Người dời núi mở đường
Bài 17B: Những bài ca lao động
Bài 17C: Ôn tập về câu
Câu 1
Quan sát bầu trời và nói cho người thân những điều em quan sát được.
Phương pháp giải:
Em quan sát bầu trời, chú ý đến sự thay đổi màu sắc, thay đổi trạng thái các sự vật có liên quan đến bầu trời.
Lời giải chi tiết:
Bầu trời và thời tiết dường như là đôi bạn đi cùng với nhau. Những ngày thời tiết nắng đẹp bầu trời cũng vì thế mà xanh, cao và trong hơn. Từng đám mây nhẹ trôi lững lờ. Những ngày thời tiết lạnh lẽo âm u bầu trời cũng như hao gầy, trắng nhợt nhạt.Từng đám mây buồn không muốn trôi. Những ngày có mưa dông, bầu trời xám xịt, mây đen kéo về vần vũ.
Câu 2
Nói với người thân vì sao em cho rằng trăng và đèn đều cần thiết đối với đời sống của con người?
Phương pháp giải:
Em nhớ lại những ưu điểm của trăng của đèn mà em đã được luyện tập ở bài tập trước.
Lời giải chi tiết:
Trăng và đèn đều cần thiết cho cuộc sống của con người. Đèn và vật sáng do con người tạo ra. Ban đêm, ở trong phòng khi mà ánh trăng không thể chiếu rọi hết được thì đèn tạo ra ánh sáng vô cùng hữu ích để cho chúng ta có thể học tập, làm việc và sinh hoạt được. Ánh trăng là vật sáng thuộc về thiên nhiên. Những khi đêm xuống, trăng chiếu sáng mọi ngóc ngách trên những con đường mà chúng ta đi qua. Hơn nữa ánh trăng thơ mộng lại như là một biểu tượng đẹp của thiên nhiên, một thứ tình cảm luyến lưu quê nhà. Trăng đem lại cho con người ta những xúc cảm đa dạng: nhớ quê hương, yêu thiên nhiên, cảm thấy khoan khoái, thoải mái hơn,…
Bài tập cuối tuần 24
Unit 19. Which place would you like to visit?
Bài tập cuối tuần 17
Tuần 7: Khái niệm số thập phân. Hàng của số thập phân. Đọc, viết số thập phân
Bài 14: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên