Khám phá 1
1. Nội dung câu hỏi
Quan sát các điểm được vẽ trên mặt phẳng tọa độ (Hình 1).
a) Có nhận xét gì về các vectơ \(\overrightarrow {AA'} ,\,\overrightarrow {BB'} ,\,...,\,\overrightarrow {EE'} \)
b) Có hay không phép biến hình biến các điểm A, B, C, D, E thành các điểm A’, B’, C’, D’, E’?
2. Phương pháp giải
Quan sát hình 1, nhận xét về hướng, độ dài của các vectơ
3. Lời giải chi tiết
a) Quan sát Hình 1, ta thấy các vectơ \(\overrightarrow {AA'} ,\,\overrightarrow {BB'} ,\,...,\,\overrightarrow {EE'} \) cùng hướng và có độ dài bằng nhau.
Vậy \(\overrightarrow {AA'} = \overrightarrow {BB'} = \overrightarrow {CC'} = \overrightarrow {DD'} = \overrightarrow {EE'} \)
b) Ta đặt \({\rm{\vec u}} = \overrightarrow {AA'} = \overrightarrow {BB'} = \overrightarrow {CC'} = \overrightarrow {DD'} = \overrightarrow {EE'} \)
Khi đó tồn tại phép biến hình biến điểm A thành điểm A’ sao cho \(\overrightarrow {AA'} = {\rm{\vec u}}\)
Tương tự như vậy, ta thấy phép biến hình đó cũng biến các điểm B, C, D, E thành các điểm B’, C’, D’, E’ sao cho \(\overrightarrow {BB'} = \overrightarrow {CC'} = \overrightarrow {DD'} = \overrightarrow {EE'} = {\rm{\vec u}}\)
Vậy có phép biến hình biến các điểm A, B, C, D, E thành các điểm A’, B’, C’, D’, E’
Thực hành 1
1. Nội dung câu hỏi
Chứng minh phép đồng nhất là một phép tịnh tiến.
2. Phương pháp giải
Cho vectơ \(\overrightarrow u \), phép tịnh tiến theo vectơ \(\overrightarrow u \) là phép biến hình biến điểm M thành điểm M’ sao cho \(\overrightarrow {MM'} = \overrightarrow u \).
3. Lời giải chi tiết
Giả sử A’ là ảnh của A qua phép đồng nhất f. Tức là, A’ = f(A).
Suy ra \(A'{\rm{ }} \equiv {\rm{ }}A\) hay \(AA'{\rm{ }} = {\rm{ }}0.\)
Khi đó \(\overrightarrow {AA'} = \vec 0\).
Tương tự như vậy, với mỗi điểm M bất kì, ta lấy điểm M’ là ảnh của điểm M qua phép đồng nhất f.
Khi đó ta cũng có \(\overrightarrow {MM'} = \vec 0\).
Vậy phép đồng nhất là một phép tịnh tiến theo \(\vec 0\)
Vận dụng 1
1. Nội dung câu hỏi
Tìm độ dài vectơ tịnh tiến của phép tịnh tiến theo vectơ \({\rm{\vec v}}\) biến các điểm A, B, C, D, E thành A’, B’, C’, D’, E’ trong Hoạt động khám phá 1 (biết cạnh mỗi ô vuông là 1 đơn vị).
2. Phương pháp giải
Cho vectơ \(\overrightarrow u \), phép tịnh tiến theo vectơ \(\overrightarrow u \) là phép biến hình biến điểm M thành điểm M’ sao cho \(\overrightarrow {MM'} = \overrightarrow u \).
Nếu \(M'(x';y')\) là ảnh của \(M(x;y)\) qua phép tịnh tiến \({T_{\overrightarrow u }}\) , \(\overrightarrow u = \left( {a;\,b} \right)\) thì biểu thức tọa độ của phép tịnh tiến là \(\left\{ \begin{array}{l}x' = x + a\\y' = y + b\end{array} \right.\)
3. Lời giải chi tiết
Từ Hoạt động khám phá 1, ta có \({\rm{\vec u}} = \overrightarrow {AA'} = \overrightarrow {BB'} = \overrightarrow {CC'} = \overrightarrow {DD'} = \overrightarrow {EE'} \).
Ta đặt \({\rm{\vec v}} = {\rm{\vec u}}\)
Khi đó phép tịnh tiến theo \({\rm{\vec v}} = {\rm{\vec u}}\) biến các điểm A, B, C, D, E thành điểm A’, B’, C’, D’, E’.
Dựng \(\Delta AA'M\) vuông tại M (như hình vẽ).
Ta có \(AM{\rm{ }} = {\rm{ }}1\) (đơn vị), \(A'M{\rm{ }} = {\rm{ }}10\) (đơn vị) (do cạnh mỗi ô vuông là 1 đơn vị).
Suy ra \(AA' = \sqrt {A{M^2} + {\rm{A'}}{{\rm{M}}^2}} = \sqrt {{1^2} + {{10}^2}} = \sqrt {101} \).
Khi đó \(\left| {{\rm{\vec v}}} \right| = \left| {\overrightarrow {AA'} } \right| = AA' = \sqrt {101} \)
Vậy độ dài vectơ tịnh tiến của phép tịnh tiến theo vectơ \({\rm{\vec v}}\) là \(\sqrt {101} \).
Tải 15 đề thi học kì 2 - Hóa học 11
Chủ đề 2: Kĩ thuật di chuyển và chuyền bóng
Test Yourself 4
Bài 3. Một số vấn đề mang tính chất toàn cầu - Tập bản đồ Địa lí 11
Tải 10 đề kiểm tra 1 tiết - Chương 1
SBT Toán Nâng cao Lớp 11
Chuyên đề học tập Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Toán 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Toán 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 11
SBT Toán Lớp 11
SGK Toán Nâng cao Lớp 11
SGK Toán Lớp 11