Bài tập cuối chương VIII
Bài 1. Góc và cạnh của một tam giác
Bài 8. Tính chất ba đường cao của tam giác
Bài 9. Tính chất ba đường phân giác của tam giác
Bài 5. Đường trung trực của một đoạn thẳng
Bài 4. Đường vuông góc và đường xiên
Bài 7. Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác
Bài 10. Hoạt động thực hành và trải nghiệm: Làm giàn hoa tam giác để trang trí lớp học
Bài 2. Tam giác bằng nhau
Bài 3. Tam giác cân
Bài 6. Tính chất ba đường trung trực của tam giác
HĐ 1
HĐ 1
a) Học sinh trường Nguyễn Huệ tham gia phong trào “Trồng cây xanh bảo vệ môi trường”, mỗi em đều trồng được 4 cây. Gọi c là số cây trồng được, h là số học sinh đã tham gia. Em hãy viết công thức tính c theo h.
b) Tìm điểm giống nhau giữa hai công thức y = 10x và c = 4h.
Phương pháp giải:
a) Tổng số cây = số cây mỗi học sinh trồng được . số học sinh
b) Tìm điểm giống nhau giữa hai công thức
Lời giải chi tiết:
a) Mỗi học sinh trồng được 4 cây và số học sinh là h nên ta có số cây trồng được là 4.h
Mà số cây trồng được là c nên ta có
Do đó c = 4h
b) 2 công thức đều có dạng: Đại lượng này bằng k lần đại lượng kia (k là hằng số)
Thực hành 1
Thực hành 1
a) Cho hai đại lượng f và x liên hệ với nhau theo công thức f = 5x. Hãy cho biết đại lượng x có tỉ lệ thuận với đại lượng f hay không. Hệ số tỉ lệ là bao nhiêu?
b) Cho đại lượng P tỉ lệ thuận với đại lượng m theo hệ số tỉ lệ g = 9,8. Hãy viết công thức tính P theo m
Phương pháp giải:
Dựa vào công thức \(y = kx(k \ne 0) \Rightarrow x = \dfrac{1}{k}y\)
Lời giải chi tiết:
a) Đại lượng x tỉ lệ thuận với đại lượng f do f và x liên hệ với nhau theo công thức f = 5x .
\( \Rightarrow x = \dfrac{1}{5}y\)
\( \Rightarrow \) Hệ số tỉ lệ là : \(\dfrac{1}{5}\)
b) Theo đề bài ta có P tỉ lệ thuận với đại lượng m theo hệ số tỉ lệ g = 9,8 nên ta có công thức :
P = 9,8m ( hệ số k = g = 9,8 )
Vận dụng 1
Vận dụng 1
Cho biết khối lượng mỗi mét khối của một số kim loại như sau:
Đồng: 8900 kg Vàng: 19300 kg Bạc: 10500 kg
Hãy viết công thức tính khối lượng m (kg) theo thể tích V (\({m^3}\)) của mỗi kim loại và cho biết m tỉ lệ thuận với V theo hệ số tỉ lệ là bao nhiêu.
Phương pháp giải:
Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức \(y = kx(k \ne 0) \) thì y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k
Lời giải chi tiết:
Vì mỗi mét khối của đồng, vàng, bạc lần lượt là 8900kg, 19300kg, 10500kg, nên ta có công thức tính khối lượng m (kg) theo thể tích V (\({m^3}\)) của mỗi kim loại lần lượt là : \(m = 8900. V\), \(m = 19300. V\), \(m = V.\\m= 10500. V\).
Xét kim loại đồng: m= 8 900. V nên m tỉ lệ thuận với V theo hệ số tỉ lệ 8 900.
Xét kim loại vàng: m= 19 300. V nên m tỉ lệ thuận với V theo hệ số tỉ lệ 19 300.
Xét kim loại bạc: m= 10 500. V nên m tỉ lệ thuận với V theo hệ số tỉ lệ 10 500.
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Toán - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Toán - Cánh diều
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Kết nối tri thức Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Toán - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 7
Lý thuyết Toán Lớp 7
SBT Toán - Cánh diều Lớp 7
SBT Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Toán - Kết nối tri thức Lớp 7
SGK Toán - Cánh diều Lớp 7
SGK Toán - Kết nối tri thức Lớp 7
Tài liệu Dạy - học Toán Lớp 7
Vở thực hành Toán Lớp 7