Khám phá 1
1. Nội dung câu hỏi
Trong Hình 1, tìm hai phép biến hình để biến tam giác ABC thành tam giác A’B’C’.
2. Phương pháp giải
Cho điểm O cố định và một số thực k, \(k \ne 0\). Phép biến hình biến mỗi điểm M thành điểm M’ sao cho \(\overrightarrow {OM'} = k\overrightarrow {OM} \) được gọi là phép vị tự tâm O tỉ số k, kí hiệu \({V_{(O,k)}}\). O được gọi là tâm vị tự, k gọi là tỉ số vị tự.
3. Lời giải chi tiết
Để tìm phép biến hình biến \(\Delta \)ABC thành \(\Delta \)A’B’C’, ta tìm phép biến hình biến ∆ABC thành \(\Delta \)\({A_1}{B_1}{C_1}\;\) và tìm phép biến hình biến \(\Delta \)\({A_1}{B_1}{C_1}\;\) thành \(\Delta \)A’B’C’.
⦁ Để tìm phép biến hình biến \(\Delta \)ABC thành \(\Delta \)A1B1C1, ta tìm phép biến hình biến các điểm A, B, C theo thứ tự thành các điểm \({A_1},{\rm{ }}{B_1},{\rm{ }}{C_1}.\)
Ta thấy các đường thẳng \(A{A_1},{\rm{ }}B{B_1},{\rm{ }}C{C_1}\;\) đồng quy tại O.
Xét phép vị tự tâm O, tỉ số k biến các điểm A, B, C theo thứ tự thành các điểm A1, B1, C1.
Ta có \({V_{\left( {O,{\rm{ }}k} \right)}}\left( A \right){\rm{ }} = {\rm{ }}{A_1}.\)
Suy ra \(\overrightarrow {O{A_1}} = k\overrightarrow {OA} \) và \(O{A_1}\; = {\rm{ }}\left| k \right|.OA.\)
Vì A, A1 nằm cùng phía đối với O nên k > 0.
Do đó \(k = \frac{{O{A_1}}}{{OA}}\).
Tương tự ta cũng có \(k = \frac{{O{B_1}}}{{OB}},k = \frac{{O{C_1}}}{{OC}}\)
Do đó \(k = \frac{{O{A_1}}}{{OA}} = \frac{{O{B_1}}}{{OB}} = \frac{{O{C_1}}}{{OC}}\)
Vì vậy \({V_{\left( {O;\frac{{O{A_1}}}{{OA}}} \right)}}\) là phép biến hình biến \(\Delta \)ABC thành \(\Delta {A_1}{B_1}{C_1}.\)
⦁ Để tìm phép biến hình biến \(\Delta {A_1}{B_1}{C_1}.\) thành \(\Delta \)A’B’C’, ta tìm phép biến hình biến các điểm A1, B1, C1 theo thứ tự thành các điểm A’, B’, C’.
Ta thấy d là đường trung trực của đoạn A1A’.
Suy ra \({D_d}({A_1}){\rm{ }} = {\rm{ }}A'.\)
Chứng minh tương tự, ta được \({D_d}({B_1}){\rm{ }} = {\rm{ }}B';{\rm{ }}{D_d}({C_1}){\rm{ }} = {\rm{ }}C'.\)
Vì vậy Đd là phép biến hình biến \(\Delta \)A1B1C1 thành \(\Delta \)A’B’C’.
Vậy hai phép biến hình biến tam giác ABC thành tam giác A’B’C’ là \({V_{\left( {O;\frac{{O{A_1}}}{{OA}}} \right)}}\) biến \(\Delta \)ABC thành \(\Delta \)A1B1C1 và \({D_d}\) biến \(\Delta \)A1B1C1 thành \(\Delta \)A’B’C’.
Thực hành 1
1. Nội dung câu hỏi
Cho trước ba số thực a, b, k. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, xét phép biến hình g biến điểm M(x; y) thành điểm M’(x’; y’) thỏa mãn: \(\left\{ \begin{array}{l}x' = kx + a\\y' = ky + b\end{array} \right.\) . Hãy chứng minh g là một phép đồng dạng.
2. Phương pháp giải
Phép biến hình f gọi là phép đồng dạng tỉ số k (k > 0) nếu với hai điểm bất kì M, N có ảnh lần lượt là M’, N’ ta có: \(M'N' = k.MN\)
3. Lời giải chi tiết
Xét hai điểm bất kì \(M({x_1};{\rm{ }}{y_1}),{\rm{ }}N({x_2};{\rm{ }}{y_2})\) có ảnh qua g lần lượt là
Ta có \(\overrightarrow {MN} = \left( {{x_2} - {x_1};{y_2} - {y_1}} \right)\)
Và \(\overrightarrow {M'N'} = \left( {k{x_2} + a - k{x_1} - a;k{y_2} + b - k{y_1} - b} \right)\) \( = \left( {k\left( {{x_2} - {x_1}} \right);k\left( {{y_2} - {y_1}} \right)} \right)\)
Do đó \(\overrightarrow {M'N'} = k\left( {{x_2} - {x_1};{y_2} - {y_1}} \right)\)
Vì vậy \(\overrightarrow {M'N'} = k\overrightarrow {MN} \)
Suy ra \(M'N'{\rm{ }} = {\rm{ }}\left| k \right|.MN.\)
Vậy g là phép đồng dạng tỉ số \(\left| k \right|\).
Vận dụng 1
1. Nội dung câu hỏi
Tìm phép đồng dạng biến hình (A) thành hình (C).
2. Phương pháp giải
Phép biến hình f gọi là phép đồng dạng tỉ số k (k > 0) nếu với hai điểm bất kì M, N có ảnh lần lượt là M’, N’ ta có: \(M'N' = k.MN\)
3. Lời giải chi tiết
Gọi f là phép đồng dạng cần tìm.
⦁ Để tìm phép biến hình biến hình (A) thành hình (B), ta tìm phép biến hình biến các điểm M, N, P, Q theo thứ tự thành các điểm M’, N’, P’, Q’.
Ta thấy các đường thẳng MM’, NN’, PP’, QQ’ đồng quy tại I.
Xét phép vị tự tâm I, tỉ số k biến các điểm M, N, P, Q theo thứ tự thành các điểm M’, N’, P’, Q’.
Ta có \({V_{(I,{\rm{ }}k)}}\left( M \right){\rm{ }} = {\rm{ }}M'.\)
Suy ra và
Vì M, M’ nằm cùng phía đối với I nên \(k{\rm{ }} > {\rm{ }}0.\)
Do đó \(k = \frac{{OM'}}{{OM}}.\)
Tương tự ta cũng có \(k = \frac{{ON'}}{{ON}},k = \frac{{OP'}}{{OP}},k = \frac{{OQ'}}{{OQ}}\)
Do đó \(k = \frac{{OM'}}{{OM}} = \frac{{ON'}}{{ON}} = \frac{{OP'}}{{OP}} = \frac{{OQ'}}{{OQ}}\)
Vì vậy \({V_{\left( {I;\frac{{OM'}}{{OM}}} \right)}}\) là phép biến hình biến hình (A) thành hình (B).
⦁ Ta thấy OP’ = OP” và \(\widehat {P'OP''} = {90^o}\)
Suy ra phép quay tâm O, góc quay 90° biến điểm P’ thành điểm P”.
Chứng minh tương tự, ta thấy \({Q_{\left( {O,{\rm{ }}90^\circ } \right)}}\;\) cũng biến các điểm khác trên hình (B) thành các điểm có vị trí tương ứng trên hình (C).
Vì vậy \({Q_{\left( {O,{\rm{ }}90^\circ } \right)}}\;\) biến hình (B) thành hình (C).
⦁ Xét hai điểm N, P, ta có:
+) \(N' = {\rm{ }}{V_{\left( {I,{\rm{ }}k} \right)}}\left( N \right){\rm{, }}N''{\rm{ }} = {\rm{ }}{Q_{\left( {O,{\rm{ }}90^\circ } \right)}}\left( {N'} \right);\)
+) \(P'{\rm{ }} = {\rm{ }}{V_{\left( {I,{\rm{ }}k} \right)}}\left( P \right),P''{\rm{ }} = {\rm{ }}{Q_{\left( {O,{\rm{ }}90^\circ } \right)}}\left( {P'} \right).\)
Do đó:
+) \(N'P'{\rm{ }} = {\rm{ }}{V_{(I,{\rm{ }}k)}}\left( {NP} \right)\). Suy ra \(N'P'{\rm{ }} = {\rm{ }}k.NP;\)
+) \(N''P''{\rm{ }} = {\rm{ }}{Q_{\left( {O,{\rm{ }}90^\circ } \right)}}\left( {N'P'} \right).\)Suy ra \(N''P''{\rm{ }} = {\rm{ }}N'P'.\)
Vì vậy \(N''P'' = {\rm{ }}N'P'{\rm{ }} = {\rm{ }}k.NP.\)
Vậy f là phép đồng dạng tỉ số k \(\left( {k{\rm{ }} > {\rm{ }}0} \right)\) biến (A) thành (C) thỏa mãn \(\left( B \right){\rm{ }} = {\rm{ }}{V_{\left( {I,{\rm{ }}k} \right)}}\left( {\left( A \right)} \right)\) và \(\left( C \right){\rm{ }} = {\rm{ }}{Q_{\left( {O,{\rm{ }}90^\circ } \right)}}\left( {\left( B \right)} \right);\)
Unit 9: Social issues
Unit 2: Express Yourself
Chủ đề 9: Một số quyền tự do cơ bản của công dân
Chương 5. Một số cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1858)
Chuyên đề 3: Dầu mỏ và chế biến dầu mỏ
SBT Toán Nâng cao Lớp 11
Chuyên đề học tập Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Toán 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Toán 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 11
SBT Toán Lớp 11
SGK Toán Nâng cao Lớp 11
SGK Toán Lớp 11