Thực hành 2
1. Nội dung câu hỏi
Cho hai hình vuông tùy ý ABCD và A’B’C’D’ có giao điểm hai đường chéo lần lượt là O và O’ (Hình 4).
a) Gọi \({A_1}{B_1}{C_1}{Đ_1}\) là ảnh của hình vuông ABCD qua phép tịnh tiến theo vectơ . Gọi φ là góc lượng giác (O’A1, O’A’). Tìm ảnh \({A_2}{B_2}{C_2}{Đ_2}\) của hình vuông A1B1C1D1 qua phép quay \({Q_{\left( {O',{\rm{ }}\varphi } \right)}}.\)
b) Cho biết \(\overrightarrow {OA'} = k\overrightarrow {O{A_2}} \). Tìm ảnh của hình vuông \({A_2}{B_2}{C_2}{Đ_2}\) qua phép vị tự \({V_{\left( {O',{\rm{ }}k} \right)}}.\)
c) Từ kết quả của câu a) và b), hãy cho biết ta có thể kết luận là hai hình vuông tùy ý luôn đồng dạng với nhau được không. Giải thích.
2. Phương pháp giải
Để tìm ảnh của một hình qua một phép biến hình ta tìm ảnh của các điểm thuộc hình đó qua phép biến hình. Sau đó nối chúng lại với nhau.
3. Lời giải chi tiết
a) Do phép quay là phép dời hình nên ảnh A2B2C2D2 của hình vuông A1B1C1D1 cũng là hình vuông có kích thước bằng hình vuông A1B1C1D1.
Theo đề, ta có A1B1C1D1 là ảnh của hình vuông ABCD qua phép tịnh tiến theo \(\overrightarrow {{\rm{OO}}'} \).
Mà O là tâm của hình vuông ABCD.
Nên ta có O’ là tâm của hình vuông A1B1C1D1.
Mà A2B2C2D2 là ảnh của hình vuông A1B1C1D1 qua \({Q_{(O',\;\varphi )}}\;\) (giả thiết).
Suy ra O’ cũng là tâm của hình vuông A2B2C2D2.
Do đó O’A2 = O’B2 = O’C2 = O’D2.
Để tìm ảnh A2B2C2D2 của hình vuông A1B1C1D1 qua ta tìm vị trí các điểm A2, B2, C2, D2 theo thứ tự là ảnh của các điểm A1, B1, C1, D1 qua \({Q_{(O',\;\varphi )}}.\)
Ta có \({A_2}\; = {\rm{ }}{Q_{(O',\;\varphi )}}({A_1}).\)
Suy ra \(O'{A_2}\; = {\rm{ }}O'{A_1}\;,{\rm{ }}(O'{A_1},{\rm{ }}O'{A_2}){\rm{ }} = {\rm{ }}\varphi .\)
Mà \(\varphi {\rm{ }} = {\rm{ }}(O'{A_1},{\rm{ }}O'A')\) (giả thiết).
Do đó A2 nằm trên đường thẳng O’A’.
Vì vậy A2 là một điểm nằm trên đường thẳng O’A’ thỏa mãn O’A2 = O’A1.
Ta có \({B_2}\; = {\rm{ }}{Q_{(O',\;\varphi )}}({B_1}).\)
Suy ra \(O'{B_2}\; = {\rm{ }}O'{B_1},(O'{B_1},{\rm{ }}O'{B_2}){\rm{ }} = {\rm{ }}\varphi .\)
Ta có O’ là tâm của hình vuông A2B2C2D2 và hình vuông A’B’C’D’.
Khi đó \(\widehat {{A_1}O'B} = {90^o} - \widehat {{A_2}O'{A_1}}\) và \(\widehat {{A_1}O'B'} = {90^o} - \widehat {A'O'{A_1}}\)
Suy ra \(\widehat {{A_1}O'{B_2}} = \widehat {{A_1}O'B'}\)
Do đó B2 nằm trên đường thẳng O’B’.
Vì vậy B2 là một điểm nằm trên đường thẳng O’B’ thỏa mãn \(O'{B_2}\; = {\rm{ }}O'{B_1}.\)
Chứng minh tương tự, ta được:
⦁ C2 nằm trên đường thẳng O’C’ thỏa mãn O’C2 = O’C1;
⦁ D2 nằm trên đường thẳng O’D’ thỏa mãn O’D2 = O’D1.
Vậy ảnh của hình vuông A1B1C1D1 qua Q(O’, φ) là hình vuông A2B2C2D2 thỏa mãn A2, B2, C2, D2 lần lượt nằm trên O’A’, O’B’, O’C’, O’D’ và O’B2 = O’C2 = O’D2 = O’A2 = O’A1.
b) Để tìm ảnh của hình vuông A2B2C2D2 qua V(O’, k), ta tìm ảnh của các điểm A2, B2, C2, D2 qua V(O’, k).
Theo đề, ta có \(\overrightarrow {O'A'} = k\overrightarrow {O'{A_2}} \) .
Suy ra \({V_{\left( {O',{\rm{ }}k} \right)}}({A_2}){\rm{ }} = {\rm{ }}A',{\rm{ }}O'A'{\rm{ }} = {\rm{ }}\left| k \right|.O'{A_2}.\)
Ta có O’A2 = O’B2 (chứng minh trên) và O’A’ = O’B’ (O’ là tâm của hình vuông A’B’C’D’).
Suy ra \(\frac{{O'{B_2}}}{{O'B'}} = \frac{{O'{A_2}}}{{O'A'}} = \frac{1}{{\left| k \right|}}\)
Do đó O’B’ = |k|.O’B2.
Mà \(\overrightarrow {O'B'} ,\overrightarrow {O'{B_2}} \) cùng phương (B2 là một điểm nằm trên đường thẳng O’B’).
Suy ra \(\overrightarrow {O'B'} = k.\overrightarrow {O'{B_2}} \)
Do đó \({V_{\left( {O',{\rm{ }}k} \right)}}({B_2}){\rm{ }} = {\rm{ }}B'.\)
Chứng minh tương tự, ta được \({V_{\left( {O',{\rm{ }}k} \right)}}({C_2}){\rm{ }} = {\rm{ }}C',{\rm{ }}{V_{\left( {O',{\rm{ }}k} \right)}}({Đ_2}){\rm{ }} = {\rm{ }}D'.\)
Vậy ảnh của hình vuông A2B2C2D2 qua \({V_{\left( {O',{\rm{ }}k} \right)}}\;\) là hình vuông A’B’C’D’.
c) Từ kết quả của câu a) và b), ta thấy phép đồng dạng có được bằng cách thực hiện liên tiếp phép quay tâm O’, góc quay φ = (O’A1, O’A’) và phép vị tự tâm O, tỉ số k biến hình vuông ABCD thành hình vuông A’B’C’D’.
Do đó hai hình vuông ABCD và A’B’C’D’ đồng dạng với nhau.
Vậy hai hình vuông tùy ý luôn đồng dạng với nhau.
Vận dụng 2
1. Nội dung câu hỏi
Tìm các cặp hình đồng dạng với nhau có trong Hình 5.
2. Phương pháp giải
Quan sát hình 5 để tìm các cặp hình đồng dạng
3. Lời giải chi tiết
⦁ Xét cặp hình (a) và (b):
Ta có \(O{A_1}\; = {\rm{ }}2OA\) và \(\overrightarrow {O{A_1}} \;,\,\overrightarrow {OA} \) cùng phương.
Suy ra \(\overrightarrow {O{A_1}} = 2\,\overrightarrow {OA} \)
Do đó \({V_{\left( {O,{\rm{ }}2} \right)}}\left( A \right){\rm{ }} = {\rm{ }}{A_1}.\)
Chứng minh tương tự, ta được \({V_{\left( {O,{\rm{ }}2} \right)}}\left( B \right){\rm{ }} = {\rm{ }}{B_1}.\)
Vì vậy \({V_{\left( {O,{\rm{ }}2} \right)}}\left( {AB} \right){\rm{ }} = {\rm{ }}{A_1}{B_1}.\)
Khi đó \({V_{\left( {O,{\rm{ }}2} \right)}}\;\) biến hình (a) thành hình (b).
Vì vậy phép đồng dạng tỉ số 2 biến hình (a) thành hình (b).
Do đó hình (a) và hình (b) đồng dạng với nhau.
⦁ Ta xét hình (b) và hình (c):
Ta có M là trung điểm B1B’.
Suy ra \(B'{\rm{ }} = {\rm{ }}{Đ_M}({B_1}).\)
Chứng minh tương tự, ta được \(A'{\rm{ }} = {\rm{ }}{Đ_M}({A_1}).\)
Do đó
Khi đó \({Đ_M}\) biến hình (b) thành hình (c).
Vì vậy phép đồng dạng tỉ số 1 biến hình (b) thành hình (c).
Do đó hình (b) và hình (c) đồng dạng với nhau.
⦁ Ta xét hình (a) và hình (c):
Ta có phép đồng dạng có được bằng cách thực hiện liên tiếp \({V_{\left( {O,{\rm{ }}2} \right)}}\;\) và \({Đ_M}\) biến hình (a) thành hình (c).
Do đó hình (a) và hình (c) đồng dạng với nhau.
Vậy các cặp hình đồng dạng với nhau có trong Hình 5 là: cặp hình (a) và (b); cặp hình (b) và (c); cặp hình (c) và (a).
Chương 4: Hydrocarbon
Chuyên đề 1: Dinh dưỡng khoáng - Tăng năng suất cây trồng và nông nghiệp sạch
Chương 3: Đại cương hóa học hữu cơ
Giáo dục pháp luật
Chủ đề 4. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giành giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945)
SBT Toán Nâng cao Lớp 11
Chuyên đề học tập Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Toán 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Toán 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 11
SBT Toán Lớp 11
SGK Toán Nâng cao Lớp 11
SGK Toán Lớp 11