Bài 5. Hoạt động thực hành và trải nghiệm: Các bài toán về đo đạc và gấp hình
Bài tập cuối chương III
Bài 2. Diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương
Bài 3. Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác
Bài 4. Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác
Bài 1. Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương
HĐ 2
HĐ 2
Cho hai đường thẳng xy và zt cắt nhau tại O (Hình 7). Ta gọi tia Oy là tia đối của tia Ox và gọi tia Ot là tia đối của tia Oz. Hãy cho biết quan hệ về cạnh, quan hệ về đỉnh của \(\widehat {{O_1}}\) và \(\widehat {{O_3}}\).
Phương pháp giải:
Xác định các cạnh và đỉnh của các góc \(\widehat {{O_1}}\) và \(\widehat {{O_3}}\).
Lời giải chi tiết:
\(\widehat {{O_1}}\) có cạnh Ox và Ot, đỉnh O
\(\widehat {{O_3}}\) có cạnh Oy và Oz, đỉnh O
Ta có: \(\widehat {{O_1}}\) và \(\widehat {{O_3}}\) có mỗi cạnh của góc này là cạnh đối của một cạnh của góc kia.
\(\widehat {{O_1}}\) và \(\widehat {{O_3}}\) có chung đỉnh
Thực hành 2
Thực hành 2
a) Vẽ hai đường thẳng ab và cd cắt nhau tại điểm I. Xác định các cặp góc đối đỉnh trên hình vẽ
b) Vẽ \(\widehat {xOy}\) rồi vẽ \(\widehat {tOz}\) đối đỉnh với \(\widehat {xOy}\)
c) Cặp góc \(\widehat {xDy}\) và \(\widehat {zDt}\) trong Hình 8a và cặp góc \(\widehat {xMz}\) và \(\widehat {tMy}\) trong Hình 8b có phải là các cặp góc đối đỉnh hay không? Hãy giải thích tại sao.
Phương pháp giải:
Vẽ hình
Hai góc đối đỉnh là hai góc có chung gốc mà mỗi cạnh của góc này là cạnh đối của một cạnh của góc kia.
Lời giải chi tiết:
a)
Các cặp góc đối đỉnh trên hình vẽ là: \(\widehat {aId}\) và \(\widehat {bIc}\); \(\widehat {aIc}\) và \(\widehat {bId}\)
b)
Bước 1: Vẽ góc \(\widehat {xOy}\)
Bước 2: Vẽ tia Ot là tia đối của tia Ox
Bước 3: Vẽ tia Oz là tia đối của tia Oy
Ta được \(\widehat {tOz}\) đối đỉnh với \(\widehat {xOy}\)
c) Cặp góc \(\widehat {xDy}\) và \(\widehat {zDt}\) trong Hình 8a và cặp góc \(\widehat {xMz}\) và \(\widehat {tMy}\) trong Hình 8b không phải là các cặp góc đối đỉnh vì mỗi cạnh của góc này không là cạnh đối của một cạnh của góc kia
Ở Hình 8a, Dt không là tia đối của Dx hay Dy; Dz không là tia đối của Dx hay Dy
Ở Hình 8b, My là tia đối của Mx nhưng Mt không là tia đối của Mz
Chú ý: 2 đường thẳng cắt nhau tạo ra 2 cặp góc đối đỉnh
Vận dụng 2
Vận dụng 2
Hai chân chống AB và CD của cái bàn xếp ở Hình 9 cho ta hình ảnh hai đường thẳng cắt nhau tại điểm O. Hãy chỉ ra các góc đối đỉnh trong hình
Phương pháp giải:
Hai góc đối đỉnh là hai góc mà mỗi cạnh của góc này là cạnh đối của một cạnh của góc kia
Lời giải chi tiết:
Các góc đối đỉnh trong hình là: \(\widehat {DOB}\) và \(\widehat {COA}\); \(\widehat {BOC}\) và \(\widehat {AOD}\)
Toán 7 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 13: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam
Unit 4. Music and Arts
Unit 8: Festivals around the world
Chương 1: Số hữu tỉ
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Toán - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Toán - Cánh diều
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Kết nối tri thức Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Toán - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 7
Lý thuyết Toán Lớp 7
SBT Toán - Cánh diều Lớp 7
SBT Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Toán - Kết nối tri thức Lớp 7
SGK Toán - Cánh diều Lớp 7
SGK Toán - Kết nối tri thức Lớp 7
Tài liệu Dạy - học Toán Lớp 7
Vở thực hành Toán Lớp 7