Luyện tập chung trang 68
Luyện tập chung trang 85
Bài 16. Tam giác cân. Đường trung trực của đoạn thẳng
Bài 13. Hai tam giác bằng nhau. Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác
Bài 15. Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông
Bài 12. Tổng các góc trong một tam giác
Bài tập cuối chương IV
Bài 14. Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác
Luyện tập chung trang 74
HĐ 4
Vẽ tam giác vuông ABC có A = 90°, AB = 3 cm, BC = 5 cm theo các bước sau:
• Dùng thước thẳng có vạch chia vẽ đoạn thẳng AB = 3 cm.
• Vẽ tia Ax vuông góc với AB và cung tròn tâm B bán kính 5 cm như Hình 4.51.
Cung tròn cắt tia Ax tại điểm C.
•Vẽ đoạn thẳng BC ta được tam giác ABC.
Phương pháp giải:
Vẽ tam giác theo các bước hướng dẫn.
Lời giải chi tiết:
HĐ 5
Tương tự, vẽ thêm tam giác ABC có A = 90°, AB = 3 cm, BC = 5 cm.
a) Dùng thước thẳng có vạch chia hoặc compa kiểm tra xem AC có bằng A'C' không?
b) Hai tam giác ABC và A'B'C' có bằng nhau không?
Phương pháp giải:
Dùng thước thẳng hoặc compa kiểm tra.
Lời giải chi tiết:
a) Dùng thước thẳng có vạch chia hoặc compa kiểm tra được AC = A'C'
b) Hai tam giác ABC và A'B'C' có bằng nhau vì 3 cặp cạnh đều bằng nhau
Câu hỏi
Hãy chỉ ra các cặp tam giác vuông bằng nhau dưới đây.
Phương pháp giải:
Nếu cạnh huyền và một cạnh góc vuông của tam giác vuông này bằng cạnh huyền và một cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.
Lời giải chi tiết:
Xét hai tam giác ABC vuông tại A và GHK vuông tại G có:
AB = GH (gt)
BC = HK (gt)
Do đó ΔABC=ΔGHK (cạnh huyền – cạnh góc vuông).
Xét hai tam giác DEF vuông tại D và MNP vuông tại M có:
DF = MP (gt)
EF = NP (gt)
Do đó ΔDEF=ΔMNP (cạnh huyền – cạnh góc vuông).
Vậy ΔABC=ΔGHK, ΔDEF=ΔMNP.
Luyện tập 3
Cho ba điểm A, B, C nằm trên đường tròn tâm O và các điểm M, N, P như Hình 4.54. Hãy chỉ ra ba cặp tam giác vuông bằng nhau trong hình.
Phương pháp giải:
Quan sát hình vẽ và chỉ ra 3 cặp tam giác vuông bằng nhau
Lời giải chi tiết:
Vì A, B, C nằm trên đường tròn tâm O nên OA = OB = OC.
Xét hai tam giác ONA vuông tại N và ONC vuông tại N có:
OA = OC (cmt)
ON chung
Do đó ΔONA=ΔONC (cạnh huyền – cạnh góc vuông).
Xét hai tam giác OMB vuông tại M và OMC vuông tại M có:
OB = OC (cmt)
OM chung
Do đó ΔOMB=ΔOMC (cạnh huyền – cạnh góc vuông).
Xét hai tam giác OPA vuông tại P và OPB vuông tại P có:
OA = OB (cmt)
OP chung
Do đó ΔOPA=ΔOPB (cạnh huyền – cạnh góc vuông).
Thử thách nhỏ
Có hai chiếc thang dài như nhau được dựa vào một bức tường với cùng độ cao BH = B’H’ như Hình 4.55. Các góc BAH và B'A'H có bằng nhau không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Chứng minh hai tam giác BAH và B'A'H’ bằng nhau, từ đó suy ra 2 góc bằng nhau.
Lời giải chi tiết:
Xét hai tam giác BAH và B'A'H’ có:
AB=A’B’
BH=B’H’
Suy ra \(\Delta BAH = \Delta B'A'H'\) ( cạnh huyền – cạnh góc vuông)
=>\(\widehat {BAH}{\rm{ = }}\widehat {B'A'H}\)(hai góc tương ứng).
Phần 1. Chất và sự biến đổi của chất
Chương 8: Tam giác
Bài 13: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam
Chủ đề 1. Các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV- XVI
Bài 6. Truyện ngụ ngôn và tục ngữ
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Toán - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Toán - Cánh diều
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Kết nối tri thức Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Toán - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 7
Lý thuyết Toán Lớp 7
SBT Toán - Cánh diều Lớp 7
SBT Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Toán - Kết nối tri thức Lớp 7
SGK Toán - Cánh diều Lớp 7
SGK Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Tài liệu Dạy - học Toán Lớp 7
Vở thực hành Toán Lớp 7