Bài 35. Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác
Bài 31. Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác
Bài tập cuối chương IX
Bài 32. Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên
Luyện tập chung trang 70
Luyện tập chung trang 82
Bài 33. Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác
Bài 34. Sự đồng quy của ba đường trung tuyến, ba đường phân giác trong một tam giác
HĐ 3
HĐ 3
Quan sát hình lăng trụ đứng tam giác ABC. A'B'C' và hình triển khai của nó. Hãy chỉ ra sự tương ứng giữa các mặt bên và các mặt hình chữ nhật của hình khai triển.
Phương pháp giải:
-Cạnh AC = a, BC = b, AB = c
-Tìm hình chữ nhật tương ứng.
Lời giải chi tiết:
Mặt bên tương ứng với hình chữ nhật như sau
(1)-ACC’A’
(2)- BCC’B’
(3)-ABB’A’
HĐ 4
HĐ 4
Tính tổng diện tích các hình chữ nhật (1), (2), (3) và so sánh với tích của chu vi đáy với chiều cao của hình lăng trụ đứng ở hình trên.
Phương pháp giải:
-Diện tích hình chữ nhật = chiều dài . chiều rộng
-Chu vi tam giác giác = tổng ba cạnh.
Lời giải chi tiết:
Tổng diện tích các hình chữ nhật (1), (2), (3)\( = ha + hb + hc = h\left( {a + b + c} \right)\).
Chu vi đáy của hình lăng trụ \( = a + b + c\)
Tích của chu vi đáy với chiều cao của hình lăng trụ đứng \( = h\left( {a + b + c} \right)\)
\( \Rightarrow \) Tổng diện tích các hình chữ nhật (1), (2), (3) = tích của chu vi đáy với chiều cao của hình lăng trụ đứng
Luyện tập 1
Luyện tập 1
Một lều chữ A dạng hình lăng trụ đứng có kích thước như hình 10.26. Tính diện tích vải để làm hai mái và trải đáy của lều.
Phương pháp giải:
-Tính diện tích xung quanh hình lăng trụ = chu vi đáy . chiều cao
Lời giải chi tiết:
Diện tích vải để làm hai mái và trải đáy của lều chính là diện tích xung quanh hình lăng trụ:
\(\left( {2 + 2 + 2} \right).5 = 30\left( {{m^2}} \right)\)
Vận dụng
Vận dụng
Một khúc gỗ dùng để chặn bánh xe ( giúp xe không bị trôi khi dừng đỗ ) có dạng hình lăng trụ đứng, đáy là hình thang cân có kích thước như hình 10.27. Người ta sơn xung quanh khúc gỗ này ( không sơn hai đầu hình thang cân ). Mỗi mét vuông sơn chi phí hết 20 000 đồng. Hỏi sơn xung quanh như vậy hết bao nhiêu tiền?
Phương pháp giải:
-Tính diện tích xung quanh hình lăng trụ = chu vi đáy x chiều cao
Chu vi đáy hình thang cân = tổng 4 cạnh của hình thang
-Tính tổng chi phí = diện tích xung quanh x 20000đ
Lời giải chi tiết:
Chu vi mặt đáy của hình lăng trụ là:
\(15 + 15 + 15 + 30 = 75 (cm)\)
Diện tích xung quanh khúc gỗ là :
\(75.60 = 4500\left( {c{m^2}} \right) = 0,45\left( {{m^2}} \right)\)
Khi sơn xung quanh, tổng chi phí là :
\(0,45.20000 = 9000\)(đồng)
Luyện tập 2
Luyện tập 2
Một chiếc khay đựng linh kiện bằng nhựa, có dạng hình lăng trụ đứng, đáy là hình thang vuông với độ dài hai cạnh đáy là 30 cm, 40 cm và các kích thước như hình 10.29. Tính thể tích của khay.
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức:\(V = {S_{day}}.h\)
\({S_{day}} = \dfrac{{\left( {day\,lon + day\,nho} \right)x\,chieu\,cao}}{2}\), h = 20
Lời giải chi tiết:
Diện tích đáy của hình lăng trụ là :
\(\dfrac{{\left( {30 + 40} \right).15}}{2} = 525\left( {c{m^2}} \right)\)
Thể tích của khay là :
\(V = 525.20 = 10500\left( {c{m^3}} \right)\)
Bài 2. Thơ bốn chữ, năm chữ
Unit 3: Community Service
ÔN TẬP CUỐI NĂM - TÀI LIỆU DẠY-HỌC TOÁN 7
Chương 5: Thu thập và biểu diễn dữ liệu
SBT VĂN TẬP 2 - KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Toán - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Toán - Cánh diều
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Kết nối tri thức Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Toán - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 7
Lý thuyết Toán Lớp 7
SBT Toán - Cánh diều Lớp 7
SBT Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Toán - Kết nối tri thức Lớp 7
SGK Toán - Cánh diều Lớp 7
SGK Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Tài liệu Dạy - học Toán Lớp 7
Vở thực hành Toán Lớp 7