Bài 5. Hoạt động thực hành và trải nghiệm: Các bài toán về đo đạc và gấp hình
Bài tập cuối chương III
Bài 2. Diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương
Bài 3. Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác
Bài 4. Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác
Bài 1. Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương
Video hướng dẫn giải
HĐ 3
Em hãy:
- Vẽ hai đường thẳng a và b song song với nhau.
- Vẽ đường thẳng c cắt đường thẳng a và b lần lượt tại A và B.
a) Chọn và đo một cặp góc so le trong, so sánh cặp góc này.
b) Chọn và đo một cặp góc đồng vị, so sánh cặp góc này.
Phương pháp giải:
Vẽ hình.
Đo và nhận xét
Lời giải chi tiết:
a) Một cặp góc so le trong là góc A3 và góc B1 . Hai góc này cùng có số đo là 60 \(^\circ \) nên chúng bằng nhau .
b) Một cặp góc đồng vị là góc A1 và góc B1 . Hai góc này cùng có số đo là 60 \(^\circ \) nên chúng bằng nhau .
Thực hành 4
Cho biết m // n và a // b. Tính số đo x,y,z và t của các góc trong hình 12.
Phương pháp giải:
Sử dụng tính chất của 2 đường thẳng song song:
Một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì:
+ 2 góc so le trong bằng nhau
+ 2 góc đồng vị bằng nhau
Lời giải chi tiết:
a) Vì m // n nên x = 135\(^\circ \)( 2 góc đồng vị) ; y = 80\(^\circ \) ( 2 góc so le trong)
b)
Vì a // b nên \(\widehat {{M_1}} = 60^\circ \) ( 2 góc đồng vị)
Mà \(\widehat {{M_1}} + z = 180^\circ \) ( 2 góc kề bù) nên z = 180\(^\circ \)- 60\(^\circ \)=120\(^\circ \)
Vì a // b nên \(\widehat {{F_1}} = t\) ( 2 góc so le trong), mà \(\widehat {{F_1}} = 90^\circ \) nên t = 90\(^\circ \)
Vận dụng 1
Tìm các cặp góc bằng nhau của hai tam giác ABC và DEC trong Hình 13, biết a // b.
Phương pháp giải:
*2 góc đối đỉnh thì bằng nhau
*Sử dụng tính chất của 2 đường thẳng song song: Một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì:
+ 2 góc so le trong bằng nhau
+ 2 góc đồng vị bằng nhau.
Lời giải chi tiết:
Vì a // b nên \(\widehat {BAC} = \widehat {CDE};\widehat {ABC} = \widehat {CED}\) (2 góc so le trong)
Ta có: \(\widehat {ACB} = \widehat {DCE}\) ( 2 góc đối đỉnh).
Vận dụng 2
Cho hai đường thẳng a, b song song với nhau, đường thẳng c vuông góc với a tại A và cắt b tại B. Hãy giải thích tại sao đường thẳng c cũng vuông góc với b.
Phương pháp giải:
Sử dụng tính chất của 2 đường thẳng song song: Một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì 2 góc đồng vị bằng nhau.
Lời giải chi tiết:
Vì a // b nên \(\widehat {{B_1}} = \widehat {{A_1}}\) (2 góc đồng vị), mà \(\widehat {{A_1}} = 90^\circ \) nên \(\widehat {{B_1}} = 90^\circ \).
Vậy c vuông góc với b.
Chủ đề chung 2. Đô thị: lịch sử và hiện tại
Phần Địa lí
HỌC KÌ 1
Chủ đề 5. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính
CHƯƠNG III. THỐNG KÊ
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Toán - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Toán - Cánh diều
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Kết nối tri thức Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Toán - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 7
Lý thuyết Toán Lớp 7
SBT Toán - Cánh diều Lớp 7
SBT Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Toán - Kết nối tri thức Lớp 7
SGK Toán - Cánh diều Lớp 7
SGK Toán - Kết nối tri thức Lớp 7
Tài liệu Dạy - học Toán Lớp 7
Vở thực hành Toán Lớp 7