Hoạt động thực hành và trải nghiệm. Chủ đề 1: Một số hình thức khuyến mãi trong kinh doanh
Bài 8. Đại lượng tỉ lệ nghịch
Bài 4. Làm tròn và ước lượng
Bài 6. Dãy tỉ số bằng nhau
Bài 3. Giá trị tuyệt đối của một số thực
Bài 7. Đại lượng tỉ lệ thuận
Bài 1. Số vô tỉ. Căn bậc hai số học
Bài 5. Tỉ lệ thức
Bài 2. Tập hợp R các số thực
Bài tập cuối chương II
Hoạt động 5
Hoạt động 5
Quan sát hai góc xOz và yOt ở Hình 13, trong đó, Ox và Oy là hai tia đối nhau, Oz và Ot cũng là hai tia đối nhau và cho biết:
a) Cạnh Ox của góc xOz là tia đối của cạnh nào của góc yOt.
b) Cạnh Oz của góc xOz là tia đối của cạnh nào của góc yOt.
Phương pháp giải:
Hai tia đối nhau nếu chúng có chung gốc và hợp thành 1 đường thẳng
Lời giải chi tiết:
a) Cạnh Ox của góc xOz là tia đối của cạnh Oy của góc yOt.
b) Cạnh Oz của góc xOz là tia đối của cạnh Ot của góc yOt.
Hoạt động 6
Hoạt động 6
Quan sát Hình 15 và giải thích vì sao:
a) Hai góc xOy và yOz là hai góc kề bù;
b) Hai góc yOz và zOt là hai góc kề bù;
c) \(\widehat {xOy} + \widehat {yOz} = \widehat {yOz} + \widehat {zOt}\) và \(\widehat {xOy} = \widehat {zOt}\)
Phương pháp giải:
+ 2 góc có đỉnh chung, có một cạnh chung, hai cạnh còn lại nằm về hai phía của đường thẳng chứa cạnh chung đó là hai góc kề nhau
+ 2 góc có tổng số đo là 180 độ là 2 góc bù nhau
+ 2 góc kề bù nếu chúng vừa kề nhau, vừa bù nhau
Lời giải chi tiết:
a) Cách 1: Vì 2 góc có chung gốc O, chung cạnh Oy, 2 cạnh còn lại là Ox và Oz nằm về hai phía đối với đường thẳng chứa tia Oy nên hai góc xOy và yOz là hai góc kề nhau. Hơn nữa, hai góc xOy và yOz có tổng bằng góc xOz =180 độ nên hai góc xOy và yOz là hai góc bù nhau.
Vậy hai góc xOy và yOz là hai góc kề bù
Cách 2: Vì 2 góc có chung gốc O, chung cạnh Oy, 2 cạnh còn lại là Ox và Oz là hai tia đối nhau nên hai góc xOy và yOz là hai góc kề bù.
b) Cách 1: Vì 2 góc có chung gốc O, chung cạnh Oz, 2 cạnh còn lại là Oy và Ot nằm về hai phía đối với đường thẳng chứa tia Oz nên hai góc yOz và zOt là hai góc kề nhau. Hơn nữa, hai góc yOz và zOt có tổng bằng góc xOz =180 độ nên hai góc yOz và zOt là hai góc bù nhau.
Vậy hai góc yOz và zOt là hai góc kề bù
Cách 2: Vì 2 góc có chung gốc O, chung cạnh Oz, 2 cạnh còn lại là Oy và Ot là hai tia đối nhau nên hai góc yOz và zOt là hai góc kề bù.
c) Do
\(\begin{array}{l}\widehat {xOy} + \widehat {yOz} = \widehat {xOz} = 180^\circ ;\\\widehat {yOz} + \widehat {zOt} = \widehat {yOt} = 180^\circ \end{array}\)
Vậy \(\widehat {xOy} + \widehat {yOz} = \widehat {yOz} + \widehat {zOt}\)
\( \Rightarrow \widehat {xOy} = \widehat {zOt}\)
Chú ý: Ta có thể dùng dấu hiệu sau: 2 góc kề bù khi có chung đỉnh, chung một cạnh, 2 cạnh còn lại là 2 tia đối nhau.
Luyện tập vận dụng 4
Luyện tập vận dụng 4
Tìm số đo x trong Hình 17
Phương pháp giải:
2 góc đối đỉnh thì bằng nhau
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(\widehat {{O_1}} = \widehat {{O_2}}\) ( 2 góc đối đỉnh). Mà \(\widehat {{O_1}} = 30^\circ \Rightarrow \widehat {{O_2}} = 30^\circ \)
Ta có: \(\widehat {{O_2}} + \widehat {{O_3}} + \widehat {{O_4}} = 180^\circ \)( kề bù)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow x + 30^\circ + 90^\circ = 180^\circ \\ \Rightarrow x = 180^\circ - 30^\circ - 90^\circ = 60^\circ \end{array}\)
Vậy x = 60\(^\circ \)
Unit 1. My world
Chủ đề 3: Trách nhiệm với bản thân
Chương 3: Góc và đường thẳng song song
Unit 5. Food and Drinks
Chương 4: Tam giác bằng nhau
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Toán - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Toán - Cánh diều
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Kết nối tri thức Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Toán - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 7
Lý thuyết Toán Lớp 7
SBT Toán - Cánh diều Lớp 7
SBT Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Toán - Kết nối tri thức Lớp 7
SGK Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SGK Toán - Kết nối tri thức Lớp 7
Tài liệu Dạy - học Toán Lớp 7
Vở thực hành Toán Lớp 7