Bài 1. Góc ở tâm. Số đo cung
Bài 2. Liên hệ giữa cung và dây
Bài 3. Góc nội tiếp
Bài 4. Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung
Bài 5. Góc có đỉnh bên trong đường tròn. Góc có đỉnh bên ngoài đường tròn
Bài 6. Cung chứa góc
Bài 7. Tứ giác nội tiếp
Bài 8. Đường tròn ngoại tiếp - Đường tròn nội tiếp
Bài 9. Độ dài đường tròn, cung tròn
Bài 10. Diện tích hình tròn, quạt tròn
Ôn tập chương III. Góc với đường tròn
Câu 4.
Câu 4.
Cho AB là đường kính của đường trong tâm O. Lấy điểm C trên đường tròn sao cho góc BOC bằng \(60^\circ \). Hãy chọn độ dài của dây cung AC (đơn vị cm) khi đường kính đường tròn bằng 5 cm:
(A) 3 (B) \(3\sqrt 3 \)
(C) \(\dfrac{{5\sqrt 2 }}{2}\) (D) \(\dfrac{{5\sqrt 3 }}{2}\)
Khoanh tròn vào chữ cái trước kết quả đúng
Phương pháp giải:
+ Ta chỉ ra tam giác \(BOC\) đều để tính \(\widehat {CBO},\,\) cạnh \(BC.\)
+ Chứng minh tam giác \(ABC\) vuông tại \(C\) và sử dụng định lý Pytago để tính \(AC.\)
Lời giải chi tiết:
Xét đường tròn \(\left( O \right)\) có \(OB = OC\) và \(\widehat {BOC} = 60^\circ \) nên tam giác \(OBC\) đều, suy ra \(\widehat {CBO} = 60^\circ ;BC = OB = OC = R\)
Lại có tam giác \(ABC\) có ba đỉnh nằm trên \(\left( O \right)\) và có \(AB\) là đường kính nên \(\Delta ABC\) vuông tại \(C.\)
Từ đề bài ta có \(AB = 2R = 5cm \Rightarrow R = \dfrac{5}{2}cm = BC\)
Theo định lý Pytago trong tam giác vuông \(ABC\) ta có \(AC = \sqrt {A{B^2} - B{C^2}} = \sqrt {{5^2} - {{\left( {\dfrac{5}{2}} \right)}^2}}\)
\( = \sqrt {\dfrac{{75}}{4}} = \dfrac{{5\sqrt 3 }}{2}\) cm.
Chọn C.
Câu 5.
Câu 5.
Xem hình 8. Hãy viết giải thiết và kết luận của mệnh đề sau: Với hai cung nhỏ trong một đường tròn, cung lớn hơn căng dây lớn hơn và ngược lại.
Giả thiết và kết luận như mệnh đề được viết như sau:
a) \(\overparen{AB}\)\( > ... \Rightarrow AB > ...\)
b) \(AB > ... \Rightarrow \)\(\overparen{AB}\)\( > ... \)
Phương pháp giải:
Xác định yếu tố cho trước của mệnh đề để viết giả thiết, xác định điều cần chứng minh để viết kết luận
Lời giải chi tiết:
a) \(\overparen{AB}>\overparen{CD}\)\( \Rightarrow AB > CD\)
b) \(AB > CD\Rightarrow \)\(\overparen{AB}>\overparen{CD}\)
Câu 6.
Câu 6.
Hãy điền những từ thích hợp vào chỗ trống (…) trong câu sau:
Trong một đường tròn, hai cung bị chắn giữa………song song………
Phương pháp giải:
Sử dụng tính chất mở rộng: “ Trong một đường tròn, hai cung bị chắn giữa hai dây song song thì bằng nhau”
Lời giải chi tiết:
Trong một đường tròn, hai cung bị chắn giữa hai dây song song thì bằng nhau.
Đề thi vào 10 môn Văn Thanh Hóa
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 9
QUYỂN 1. CẮT MAY
Bài 10
Bài 26. Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo)