Bài 1. Tứ giác
Bài 2. Hình thang
Bài 3. Hình thang cân
Bài 4. Đường trung bình của tam giác, của hình thang
Bài 5. Dựng hình bằng thước và compa. Dựng hình thang
Bài 6. Đối xứng trục
Bài 7. Hình bình hành
Bài 8. Đối xứng tâm
Bài 9. Hình chữ nhật
Bài 10. Đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước
Bài 11. Hình thoi
Bài 12. Hình vuông
Ôn tập chương I. Tứ giác
Câu 7.
Một tam giác có độ dài một cạnh tăng gấp đôi, chiều cao tương ứng không đổi. Diện tích tam giác đó tăng gấp
(A) \(8\) lần (B) \(4\) lần
(C) \(2\) lần (D) \(1,5\) lần
Phương pháp giải:
Diện tích tam giác bằng nửa tích của một cạnh với chiều cao ứng với cạnh đó.
$$S = {1 \over 2}ah$$
(\(S\) là diện tích, \(a\) là cạnh tam giác, \(h\) là chiều cao tương ứng với cạnh \(a\))
Giải chi tiết:
Gọi độ dài cạnh và chiều cao tương ứng của tam giác ban đầu là \(a;h\)
Diện tích tam giác lúc đầu là: \(S = \dfrac{1}{2}ah\)
Độ dài cạnh tăng lên gấp đôi là \(2a\)
Diện tích tam giác sau khi thay đổi là \(S' = \dfrac{1}{2}(2a).h = ah = 2S\)
Chọn C.
Câu 8.
Một tam giác cân có cạnh đáy bằng \(30\,cm\), chiều cao tương ứng bằng \(20\,cm\). Chiều cao ứng với cạnh bên bằng
(A) \(12\,cm\) (B) \(24\,cm\)
(C) \(48\,cm\) (D) Một đáp số khác.
Phương pháp giải:
- Diện tích tam giác bằng nửa tích của một cạnh với chiều cao ứng với cạnh đó.
(\(S\) là diện tích, \(a\) là cạnh tam giác, \(h\) là chiều cao tương ứng với cạnh \(a\))
- Định lí Pytago: Bình phương của cạnh huyền bằng tổng các bình phương của hai cạnh góc vuông.
Giải chi tiết:
Xét tam giác \(ABC\) cân tại \(A\); \(CB=30cm;AH=20cm\)
Ta có: \(HB=CB:2=30:2=15cm\)
Áp dụng định lí Pytago vào \(\Delta AHB\) vuông tại \(H\) ta có:
\(\eqalign{
& A{B^2} = A{H^2} + H{B^2} \cr
& \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = {20^2} + {15^2} = 625 = {25^2} \cr
& \Rightarrow AB = 25 ;\; AC= 25\cr} \)
\(\eqalign{
& {S_{ABC}} = {1 \over 2}AH.BC = {1 \over 2}BK.AC \cr
& \Rightarrow AH.BC = BK.AC \cr
& \Rightarrow BK = {{AH.BC} \over {AC}} = {{20.30} \over {25}} \cr&\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;= 24\,\left( {cm} \right) \cr} \)
Chọn B.
Câu 9.
Một tam giác đều có chiều cao bằng \(\sqrt 3 dm\). Diện tích tam giác đều đó bằng:
(A) \(3\,dm^2\)
(B) \(2\sqrt 3 \,\,d{m^2}\)
(C) \(\dfrac{{3\sqrt 3 }}{4}\,d{m^2}\)
(D) \(\sqrt 3 \,d{m^2}\)
Phương pháp giải:
- Diện tích tam giác bằng nửa tích của một cạnh với chiều cao ứng với cạnh đó.
(\(S\) là diện tích, \(a\) là cạnh tam giác, \(h\) là chiều cao tương ứng với cạnh \(a\))
- Định lí Pytago: Trong tam giác vuông, bình phương của cạnh huyền bằng tổng bình phương của hai cạnh góc vuông.
Giải chi tiết:
Xét tam giác \(ABC\) đều cạnh \(a\;(a>0)\), chiều cao \(AH=\sqrt 3 dm\).
Áp dụng định lí Pytago vào tam giác \(AHC\) vuông tại \(H\) ta có:
\(\eqalign{
& A{C^2} = A{H^2} + H{C^2} \cr
& {a^2} = {\left( {\sqrt 3 } \right)^2} + {\left( {{a \over 2}} \right)^2} \cr
& {a^2} = 3 + {{{a^2}} \over 4} \cr
& {a^2} - {{{a^2}} \over 4} = 3 \cr
& {{3{a^2}} \over 4} = 3 \cr
& \Rightarrow {a^2} = 3.4:3 = 4 \cr
& \Rightarrow a = 2 \cr} \)
\({S_{ABC}} = \dfrac{1}{2}AH.BC = \dfrac{1}{2}.\sqrt 3 .2 \)\(\,= \sqrt 3 \,\left( {d{m^2}} \right)\)
Chọn D.
Review 3 (Units 7-8-9)
Starter Unit
SGK Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo tập 2
Presentation skills
Tải 10 đề kiểm tra 15 phút - Chương 5 - Hóa học 8
SGK Toán Lớp 8
SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Toán 8 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 8
SGK Toán 8 - Cánh Diều
VBT Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tổng hợp Lí thuyết Toán 8
SBT Toán Lớp 8
Tài liệu Dạy - học Toán Lớp 8
Đề thi, đề kiểm tra Toán Lớp 8