Câu 1
So sánh truyện Chuyện người con gái Nam Xương và kịch bản Người con gái Nam Xương qua các nội dung sau (làm theo mẫu):
Nội dung so sánh | Truyện | Kịch bản | Mức độ thay đổi |
Số lượng nhân vật | |||
Xung đột | |||
Cách dẫn dắt và giải quyết xung đột | |||
Trình tự xuất hiện của các sự kiện | |||
Ngôn ngữ | |||
Kết thúc |
Phương pháp giải:
- Đọc kỹ truyện Chuyện người con gái Nam Xương và kịch bản Người con gái Nam Xương.
- So sánh truyện Chuyện người con gái Nam Xương và kịch bản Người con gái Nam Xương thông qua các nội dung trong bảng.
- Rút ra một số lưu ý về cách thức chuyển thể một tác phẩm văn học thành kịch bản.
Lời giải chi tiết:
Nội dung so sánh | Truyện | Kịch bản | Mức độ thay đổi |
Số lượng nhân vật | Vũ Nương, Trương Sinh, Đản, người mẹ, Linh Phi, Phan Lang. | Vũ Nương, Trương Sinh, bé Đản, Linh Phi, Phan Lang, binh lính, tướng quân. | Không nhiều |
Xung đột | Chiếc bóng trên tường. | Chiếc bóng trên tường. | Không thay đổi |
Cách dẫn dắt và giải quyết xung đột | Mâu thuẫn – Xung đột – Giải quyết xung đột. | Mâu thuẫn – Xung đột – Giải quyết xung đột. | Không thay đổi |
Trình tự xuất hiện của các sự kiện | Xuất hiện lần lượt. | Đảo trật tự các sự kiện (Vũ Nương ở dưới nước, kể lại câu chuyện quá khứ của mình). | Nhiều |
Ngôn ngữ | Ngôn ngữ truyện. | Ngôn ngữ kịch. | Nhiều |
Kết thúc | Vũ Nương gieo mình xuống bến Hoàng Giang. | Vũ Nương gieo mình xuống bến Hoàng Giang. | Không thay đổi |
- Một số lưu ý về cách thức chuyển thể một tác phẩm văn học thành kịch bản:
+ Có thể thêm, bớt nhân vật nhưng phải đảm bảo các tuyến nhân vật chính.
+ Thay đổi trình tự các sự kiện, kết thúc.
+ Ngôn ngữ phải mang đậm tính cá thể, gần gũi với đời thường.
Câu 2
Đề bài: Cách biểu thị và các chỉ dẫn sân khấu trong văn bản kịch Người con gái Nam Xương có gì giống và khác so với màn VII, kịch bản Hồn Trương Ba, da hàng thịt? Sự so sánh trên mang lại cho bạn thu hoạch gì về quy cách trình bày một văn bản kịch?
Phương pháp giải:
- So sánh Cách biểu thị và các chỉ dẫn sân khấu trong văn bản kịch Người con gái Nam Xương và màn VII, kịch bản Hồn Trương Ba, da hàng thịt.
- Thu hoạch về quy cách trình bày một văn bản kịch thông qua sự so sánh trên.
Lời giải chi tiết:
- Giống nhau: Gợi ý về diễn xuất, bố trí sân khấu, mô tả không gian, thời gian,…
- Khác nhau: Tên kịch bản, thể loại, tên tác phẩm văn học được chuyển thể sang kịch bản sân khấu đặt ở đầu kịch bản…
→ thu hoạch về quy cách trình bày một văn bản kịch: ghi nhan đề kịch bản, tiêu đề các màn, lời hướng dẫn diễn xuất, gợi ý âm thanh, ánh sáng, bố trí sân khấu,…
Câu 3
Trong kịch bản Người con gái Nam Xương, câu chuyện về nỗi oan của Vũ Thị Thiết được “kể lại” bằng cách nào? Theo bạn, đó có phải là một cải biên đáng ghi nhận của kịch bản này?
Phương pháp giải:
- Đọc kỹ kịch bản Người con gái Nam Xương.
- Nêu cách kể câu chuyện về nỗi oan của Vũ Thị Thiết → nhận xét về cải biên của kịch bản.
Lời giải chi tiết:
Đó là cải biên của kịch bản thành những lời hát ru kết hợp múa, gợi ý bố trí sân khấu, âm nhạc, ánh sáng,… trong kịch bản sân khấu. Điều này tạo nên sự sống động, hấp dẫn, thu hút sự chú ý của người xem, truyền tải thông điệp của kịch bản,…
Câu 4
Dựa vào đoạn kết văn bản Chuyện người con gái Nam Xương (từ câu “Lúc đến nhà, Phan đem chuyện kể lại với họ Trương” đến hết truyện), bạn hãy viết một màn kết khác, sát hơn với kết thúc trong văn bản truyện so với đoạn kết trong kịch bản trên.
Phương pháp giải:
- Đọc kỹ đoạn kết văn bản Chuyện người con gái Nam Xương (từ câu “Lúc đến nhà, Phan đem chuyện kể lại với họ Trương” đến hết truyện).
- Viết một màn kết sát hơn với kết thúc trong văn bản truyện so với đoạn kết trong kịch bản trên.
Lời giải chi tiết:
- Xác định số lượng nhân vật và viết lời thoại, gợi ý diễn xuất cho các nhân vật trong màn kết, bao gồm: Phan Lang, Trương Sinh, Vũ Nương,…
- Nội dung kịch bản bám sát kết thúc văn bản truyện:
+ Lúc đến nhà, Phan đem chuyện kể lại với Trương Sinh.
+ Ban đầu Trương không tin nhưng sau khi nhận được chiếc hoa vàng, Trương bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang.
+ Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa giữa dòng, theo sau có cờ tán, võng lọng,… tạ từ rồi biến mất.
Chủ để 2. Vai trò của Lịch sử
Đề thi học kì 2
Chủ đề 7: Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên
Bài 6. Một số hiểu biết về an ninh mạng
Phần 3. Sinh học vi sinh vật và virus
Chuyên đề học tập Văn - Cánh diều Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Kết nối tri thức lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Cánh diều lớp 10
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 10
Văn mẫu - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Chân trời sáng tạo lớp 10
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Lý thuyết Văn Lớp 10
SBT Văn - Cánh diều Lớp 10
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - siêu ngắn Lớp 10
Tác giả tác phẩm Lớp 10